10 đại cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc

baybeface1 baybeface1 @baybeface1

10 đại cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc

Trung Quốc nổi tiếng khắp thế giới với hàng trăm môn võ cùng những đại cao thủ xuất thần nhập hóa. Sau đây là 10 đại cao thủ có thật trong lịch sử Trung Hoa.

28/03/2016 08:49 AM
25

Trung Quốc nổi tiếng khắp thế giới với hàng trăm môn võ cùng những đại cao thủ "xuất thần nhập hóa". Sau đây là 10 đại cao thủ có thật trong lịch sử Trung Hoa với tiêu chí lựa chọn dựa trên những đóng góp cho võ thuật Trung Hoa và tinh thần thượng võ, trung quân ái quốc. 

10 đại cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc - Phần 1 - Ảnh 1Phóng to

Danh y Hoa Đà.

Hoa Đà – danh y

Nhắc đến Hoa Đà, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh một danh y tinh thông y thuật nhưng ít ai biết rằng, ông cũng là một võ sư. Hoa Đà là cha đẻ của “Ngũ Cầm Hí” – môn võ  thuật sớm nhất ở Trung Quốc. Do vậy, có nhiều người suy tôn ông là người sáng lập võ thuật Trung Hoa.

10 đại cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc - Phần 1 - Ảnh 2Phóng to

Vài thế võ trong "Ngũ Cầm Hí"

Môn võ cổ xưa này được ghi chép lại trong “Hậu hán thư” và “Tam Quốc chí”. Trong sách “Dưỡng sinh diên mệnh lục” thời Nam bắc triều cũng từng nhắc đến “Ngũ Cầm Hí”. Mỗi cầm hý là tập hợp 1 số động tác dựa theo từng hành trong ngũ hành và đặc điểm các cơ quan nội tạng, khí huyết, kinh mạch.

Nhạc Phi – chiến tướng thời Nam Tống

Nhạc Phi sinh ra ở Hiếu Đễ, thôn Vĩnh Hà, huyện Thang Âm, Tương Châu, Định Phủ Lộ, tỉnh Hà Bắc , năm thứ 2 Sùng Ninh Bắc Tống Huy Tông. 

Theo “Thang Âm huyện trí”, khi chưa trưởng thành Nhạc Phi đã có thể nâng được cây cung nặng 150 kg, có thể kéo được chiếc nỏ nặng khoảng 440 kg. Nhạc Phi võ thuật cao cường, không thua kém các sư phụ của mình như danh sư Chu Đồng (bắn cung), Trần Quảng (đao thương và quyền thuật. Chỉ trong thời gian ngắn, Nhạc Phi đã là người giỏi võ nhất huyện

10 đại cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc - Phần 1 - Ảnh 3Phóng to

.

Danh tướng Nhạc Phi.

Nhạc Phi giỏi đánh trận. Dù là tướng quân nhưng ông luôn lĩnh ấn tiên phong, đi đầu hàng ngũ. Từ Bắc vào Nam, Nhạc Phi đã kinh qua không biết bao trận chiến. Trong “Ngũ nhạc từ minh ký” viết: “Ta đến từ phía bắc sông, khởi nghiệp ở Đài Châu, từng tham gia hơn 200 trận chiến”. Có lần, dù được quân lính và các tướng ngăn cản, Nhạc Phi vẫn lao lên một mình truy đuổi địch và hạ sát thành công tướng lĩnh quan trọng của quân Kim. Nhưng đây cũng là trận chiến cuối của ông.

10 đại cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc - Phần 1 - Ảnh 4Phóng to

Mẹ Nhạc Phi viết 4 chữ  "Tận Trung Báo Quốc" trên lưng con

Sau khi trở về từ chiến trường đánh Kim, Nhạc Phi bị gian thần Tần Cối vu vạ, quy tội mưa phản. Ông kết thúc cuộc đời trung quân, ái quốc ở tuổi 39. 

Vượt qua nhiều đại cao thủ khác, Nhạc Phi được người đời tôn sùng, gọi là Vũ Thánh. Tài thao lược, cận chiến phi phàm và nhân cách, phẩm giá, lòng yêu nước của tướng quân Nhạc Phi thật sự là một biểu tượng cho tài năng , đức độ của một vị chiến tướng. 

Trương Tam Phong –  người sáng lập ra phái Võ Đang 

10 đại cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc - Phần 1 - Ảnh 5Phóng to

Tượng Trương Tam Phong

Theo ghi nhận của cổ thư Trung Hoa, Trương Tam Phong là một người có hình dung cổ quái, tóc dài, râu rậm, mặt đỏ, môi thắm, ăn khỏe như cọp, đi nhanh như gió cuốn. Tương truyền, Trương Tam Phong vài ngày, thậm chí vài tuần mới ăn cơm một lần nhưng vẫn ung dung tự tại sống nhờ các bài võ, khí công. Ông thường chu du trên núi, ngả lưng trên mây tuyết “như người ở chốn thần tiên” và có hành tung rất bí ẩn.

Những năm Chính Đức (1506-1521), Lý Tính Chi thời Minh Vũ vào núi Võ Đang thì bắt gặp Trương Tam Phong, tính đến lúc ấy đã ...250 tuổi.

10 đại cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc - Phần 1 - Ảnh 6Phóng to

Cố diễn viên Vu Thừa Huệ thủ vai Trương Tam Phong trong "Ỷ thiên Đồ long ký"

Theo Wikipedia, Trương Tam Phong còn sáng tạo ra 1 bộ võ học có tên là Cửu Tiêu Chân Kinh trước khi sáng tạo ra Thái Cực Quyền Và Thái Cực Kiếm. Cửu Tiêu Chân Kinh gồm 9 chương tu luyện nội công, điển tịch võ học này sử dụng cương nhu nhị kình (giống như Thái Cực) để hóa giải các thế đánh của đối phương và phản đòn, sức mạnh được sánh ngang Dịch Cân Kinh.

Ông từng xuất hiện trong 2 bộ truyện “Thần điêu hiệp lữ” và “Ỷ thiên đồ long ký” của Kim Dung và được đánh giá là một trong những đại cao thủ võ lâm trong thế giới võ hiệp Kim Dung.

Trương Tùng Khê - sáng lập phái Võ Đang Tùng Khê

Trương Tùng Khê người huyện Ngân (Triết Giang) sống thời nhà Minh. Vào những năm Gia Tĩnh, ông nổi tiếng khắp vùng nhờ Nội gia quyền. Công pháp nội gia tập trung vào đỡ đòn, chống cự và chỉ ra đòn phản công khi gặp nguy cấp. Quyền của ông chỉ truyền cho đệ tử thập nhất, không truyền cho người ngoài.

Trong bộ truyện “Ỷ thiên đồ long ký” của Kim Dung, Trương Tùng Khê là đệ tử thứ 4 của Trương Tam Phong, đứng thứ 4 trong thất hiệp Võ Đang và được đánh giá mưu trí hơn người.

Thích Kế Quang

Thích Kế Quang là vị chiến tướng rất thành thạo sử dụng các loại binh khí như côn, đao, thương, xiên, bừa, kiếm, kích, cung, tên, lá chắn nhưng vẫn rất giỏi quyền pháp và cho rằng mọi người học võ cần học quyền pháp cho tay chân nhanh nhẹn, phản xạ linh hoạt – là điều căn bản của võ học.

Ông luyện quyền “thân pháp đơn giản, thủ pháp linh hoạt, cước pháp nhẹ nhàng, thối pháp bốc cao”, đạt đến cảnh giới cao siêu “mọi thế đều thành, chiến thắng mọi kẻ địch”. Ông tham khảo trường quyền 32 thức của Tống Thái Tổ, lục bộ quyền, hầu quyền và hành quyền 72 thức của Ôn gia, 36 thức khóa, 24 thức thám mã, 8 thức lật mình, v.v.. Đồng thời ông cũng dung hợp chiêu pháp của các phái để sáng tạo bộ quyền pháp hoàn chỉnh có giá trị thực tiễn gọi là “Thích gia quyền” với 5 lại quyền đè, đánh, ngã, nắm và đá.

Thích Kế Quang còn nghiên cứu sâu về thương pháp, côn pháp và luôn có ý thức học hỏi võ thuật nhiều nơi khác, kể cả từ quân Nhật Bản.

10 đại cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc - Phần 1 - Ảnh 7Phóng to

Bộ tem danh tướng Thích Kế Quang.

Trong một lần giao chiến, Thích Kế Quang thu được một quyển “Kiếm cổ Nhật Bản” rồi chỉnh sửa phát triển thành “Đao pháp Tân Dậu” giúp chặn đứng đao của quân Oa (Nhật Bản).

Ông có viết “Kỷ hiệu tân thư” – một cuốn sách vô giá về võ thuật Trung Hoa, nơi tập hợp những ghi chép, nghiên cứu tinh thâm của ông giữa kỹ thuật đối kháng và quyền pháp tăng cường sức khỏe.
Sau này, Thích Kế Quang còn đảm nhận trọng trách bảo vệ kinh thành. Năm 1587 , ông mất vì bệnh tật.

(Còn tiếp)

Theo Vntinnhanh/ Đại Đoàn kết

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý