10 tai nạn khó tin nhất của sao trên phim trường

msstit msstit @msstit

10 tai nạn khó tin nhất của sao trên phim trường

Leonardo DiCaprio, Channing Tatum, George Clooney, Brad Pitt, Thành Long… là những người từng trải qua các tai nạn vô cùng khó tin khi thực hiện các tác phẩm bom tấn.

12/09/2014 09:45 PM
2,274

Leonardo DiCaprio trong Django Unchained (2012): Tai nạn của Leo trên phim trường Django Unchained khiến nhiều fan càng thêm khâm phục anh. Trong một cảnh quay, khi đập tay xuống bàn và bày tỏ thái độ giận dữ, tài tử vô tình chạm phải một mảnh kính khiến cho tay bị đứt khá sâu. Tuy nhiên, với bản lĩnh của một diễn viên chuyên nghiệp, Leo tiếp tục thực hiện phân cảnh như không có chuyện gì xảy ra. Đây chính là cảnh nhân vật Candie chà xát bàn tay đầy máu lên mặt Broomhilda, và đó chính là máu thật của Leonardo DiCaprio.

Channing Tatum trong The Eagle (2011): Tai nạn của Channing Tatum có lẽ là độc nhất vô nhị, khi anh bị bỏng… dương vật trên trường quay. Trong The Eagle, tài tử thủ vai gã lính La Mã trẻ có tên Marcus Aquila, người đang trên đường đi tìm lại biểu tượng vinh quang của cha. Một số phân cảnh yêu cầu anh phải nhảy xuống hồ nước lạnh cóng. Giữa thời tiết giá lạnh ở Scotland, một trợ lý đề nghị rót một chút nước ấm lên bộ quần áo bảo vệ bên trong của anh. Tuy nhiên, do để nước không đúng nhiệt độ nên hậu quả là Channing Tatum bị bỏng vùng nhạy cảm.

George Clooney trong Syriana (2005): Ngoài việc phải tăng đến gần 15 kg cho vai diễn, George Clooney thực sự được trải nghiệm “địa ngục trần gian” trong quá trình thực hiện bộ phim Syriana. Trong một cảnh quay tra tấn, tài tử bị ném qua ghế và đập đầu mạnh tới nỗi… dịch tủy tràn ra đằng mũi của anh. Để có thể phục hồi, Clooney buộc phải bị trói chặt vào giường trong khi các bác sĩ tiêm thẳng máu vào tủy của anh, trong suốt 15 ngày liền. Đây là vai diễn đem lại tượng vàng Oscar tại hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất cho George Clooney hồi 2006. Tới giờ, tài tử thỉnh thoảng vẫn trải qua những cơn đau nửa đầu, vốn là hậu quả từ chấn thương kinh hoàng này.

Jim Caviezel trong The Passion of the Christ (2004): Thủ vai Chúa Trời quả là một “nghề nguy hiểm”. Nam diễn viên Jim Caviezel trong bộ phim The Passion of the Christ của đạo diễn Mel Gibson phải trải quả vô số những tai nạn kỳ quặc: bị sét đánh trúng hai lần, một lần khi đang bị đóng đinh trên thánh giá và một lần khi đang thực hiện cảnh quay Bài giáo thuyết trên núi; ngoài ra, anh còn bị roi đánh trúng hai lần, để lại một vết sẹo dài 35 cm trên lưng; bị trật vai khi một chiếc thánh giá gần 70 kg rơi trúng người; bị giảm thân nhiệt và viêm phổi do quay phim trong mùa đông.

Brad Pitt trong Troy (2004): Trong bộ phim sử thi, Brad Pitt thủ vai một chiến binh Hy Lạp có tên Achilles. Đây cũng là một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, với khả năng bất khả chiến bại trong mội cuộc chiến, ngoại trừ điểm yếu duy nhất nằm ở gót chân. Không ai có thể đánh bại người anh hùng nếu không đánh vào điểm yếu đó. Khi thực hiện một cảnh quay chiến đấu ở gần cuối phim, Brad Pitt tiếp đất sai tư thế và bị chấn thương ở đúng… gân gót Achilles, khiến bộ phim phải tạm thời ngừng quay.

Viggo Mortensen trong The Lord of the Rings: Fellowship of the Ring(2001): Loạt phim từng khiến Sean Astin bị mảnh gương cắm thẳng vào chân, Orlando Bloom bị gãy xương sườn, cùng hàng loạt tai nạn đến với các diễn viên đóng thế. Nhưng chấn thương đáng nhớ nhất lại dành cho Viggo Mortensen - người thủ vai Aragorn, khi anh bị gãy hai ngón chân lúc đá vào chiếc khiên sắt của một gã Orc. Tuy nhiên, tài tử vẫn hoàn thành cảnh quay này mà không để lộ ra một chút đau đớn nào trước ống kính.

Sylvester Stallone trong Rocky IV (1985): Khi Sylvester Stallone và Dolph Lundgren cùng nhau xuất hiện, việc khán giả được chứng kiến những màn đánh đấm nảy lửa là điều đương nhiên. Nhưng ít ai biết rằng, trên trường quay củaRocky IV, Lundgren đã khiến cho “chàng Rambo” đo ván thực sự. Được yêu cầu thực hiện một cú knock-out, Dolph Lundgren khiến Sylvester Stallone bị phình tim và phải nhập viện suốt một tuần lễ để hồi phục. Stallone từng chia sẻ rằng đây là lần chấn thương nặng nhất trong suốt sự nghiệp lẫy lừng của ông.

Thành Long trong Câu chuyện cảnh sát (1985): Không ngạc nhiên khi các công ty bảo hiểm thường xuyên từ chối ngôi sao hành động đến từ Hong Kong bởi ông vốn chẳng xa lạ gì với những chấn thương trên phim trường. Thương tích tệ nhất trong sự nghiệp Thành Long chính là lần bị tổn thương cột sống lúc tham gia Câu chuyện cảnh sát. Trong một cảnh lộn xộn, ông đu người trượt xuống những thanh thép treo đầy đèn Giáng Sinh. Thành Long không chỉ bị bỏng bởi sức nóng của đèn mà còn bị tổn thương cột sống. Khi đó, ngôi sao đứng trước nguy cơ phải giải nghệ sớm, nhưng rất may là ông đã vượt qua được tai nạn này.

Malcolm McDowell trong A Clockwork Orange (1971): Stanley Kubrick là đạo diễn nổi tiếng trong khoản “hành hạ” các diễn viên và A Clockwork Orange không phải là một trường hợp ngoại lệ. Trong đúp quay đầu tiên cảnh nhân vật Alex bị tấy não, nam diễn viên đã bị xước giác mạc. Một bác sĩ ngồi cạnh McDowell để liên tục nhỏ nước vào mắt anh, giúp cho đồng tử không bị khô và tránh gây mù lòa. Dù nam diễn viên liên tục yêu cầu dừng quay để mắt được hồi phục, nhưng Stanley Kubrick cứ thế… làm ngơ. Trên thực tế, tiếng la hét trong phim của Alex chính là đến từ những gì Malcolm McDowell đang phải chịu đựng.

Harold Lloyd trong Haunted Spooks (1920): Ở bất kỳ thời kỳ nào thì nguy hiểm cũng rình rập trên các trường quay của Hollywood. Trong thuở sơ khai, do không có người đóng thế lẫn hiệu ứng kỹ xảo nên các chấn thương trên màn ảnh đa phần đều là thật. Một trong những người nổi tiếng với sự liều lĩnh là Harold Lloyd. Khi đang nghỉ ngơi trên trường quay và chụp hình với một quả bom để quảng bá cho Haunted Spooks, ông không biết đó là đạo cụ thật và thản nhiên châm lửa hút thuốc. Quả bom phát nổ và hậu quả là ông bị bỏng phần mặt, tổn thương mắt và mất hai ngón tay. Trong suốt quãng còn lại của sự nghiệp, Harold Lloyd luôn đeo găng để che đi chấn thương này.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý