11 thành phố bị 'làm nhái' tại Trung Quốc

scubi scubi @scubi

11 thành phố bị 'làm nhái' tại Trung Quốc

Người Trung Quốc luôn chứng tỏ rằng mình có thể làm nhái bất cứ thứ gì trên thế giới. Từ những chiếc túi D&G, những chiếc quần Levi’s hay thậm chí cả đồ công nghệ cao.

05/08/2015 02:35 PM
151

Người Trung Quốc luôn chứng tỏ rằng mình có thể làm nhái bất cứ thứ gì trên thế giới. Từ những chiếc túi D&G, những chiếc quần Levi’s hay thậm chí cả đồ công nghệ cao như iPhone… Vì vậy cũng không quá bất ngờ khi họ có thể nhái được cả… thành phố.

Ngày nay, người Trung Quốc đi du lịch châu Âu rất nhiều, tuy nhiên họ thường bị đánh giá thấp về thói quen và hành xử kém văn minh. Bởi vậy ý tưởng đưa những thành phố lớn vào trong nước cũng không phải là ý tồi, thậm chí điều này còn giúp cho người dân bản địa đỡ tốn tiền vé máy bay và chi phí ăn ở nữa.

Vậy người Trung Quốc đã nhái theo những thành phố lớn nào?

1. Hallstatt – Tỉnh Quảng Đông

Hallstatt ở Quảng Đông (Ảnh: Matthew Niederhauser/whenonearth.net)

Dự án mô phỏng lại kiến trúc thành phố được xem là di sản thế giới của UNESCO do hai nghệ sĩ Sebastian Acker và Phil Thompson khởi xướng. Trong dự án này, họ đã cho xây một cái hồ nhân tạo, nhập khẩu các loại chim bồ câu, và tất nhiên là xây những ngôi nhà có cấu trúc giống hết với bản gốc ở Áo.

2. Paris ở Thiên Đô Thành

Paris ở Thiên Đô Thành (Ảnh: lazerhorse.org)

Kinh đô Ánh sáng đang tỏa sáng ở Trung Quốc, đó là những gì mà các các nhà thầu đã nói khi xây dựng Thiên Đô Thành phỏng theo thủ đô Paris của Pháp. Thậm chí, họ còn cho xây hẳn một phiên bản tháp Eiffel như thật. Tuy nhiên, cả thành phố này hiện chẳng khác nào thành phố ma bởi xung quanh nó toàn là đồng ruộng, gây khó khăn cho các du khách đến tham quan.

3. Làng Hà Lan ở Phố Đông

Làng Hà Lan ở Phố Đông (Ảnh: gorillacool.com)

Khi đặt chân đến Phố Đông, có lẽ bạn sẽ nhầm tưởng rằng mình đã bắt nhầm máy bay đến Hà Lan cũng nên. Phố Đông là một thành phố bình lặng ở ngoại ô Thượng Hải, và là một phần trong dự án “Một thành phố - chín thị trấn” do UBND Thượng Hải phê duyệt năm 2001. Tuy nhiên dự án Phố Đông không thu hút được nhiều khách tham quan, có lẽ bởi nó cách Thượng Hải khá xa.

4. Đô thị Thụy Điển ở Lô Loan

Làng Thụy Điển ở Lô Loan (Ảnh: Paranomio)

Đây cũng là một thị trấn khác nằm trong dự án “Một thành phố - chín thị trấn”. Thị trấn này phỏng theo kiến trúc của thành phố Sigtuna, Thụy Điển, thậm chí trong trung tâm thị trấn còn có một cái hồ giống hệt hồ Malaren. Tuy nhiên cũng như Phố Đông, lượng du khách đến đây rất nhỏ giọt.

5. Thành phố sông Thames

Thành phố Anh hoang vắng (Ảnh: Flickr)

Những căn nhà theo kiến trúc cổ, vỉa hè lát đá, tủ điện thoại công cộng màu đỏ, một bức tượng Winston Churchill bằng đồng, và thậm chí có cả lính canh Hoàng gia… tất cả đều nằm trong khu Đô thị người Anh thu nhỏ ở gần trung tâm Thượng Hải. Đây cũng là một phần của dự án “Một thành phố - chín đô thị” và cũng là một thị trấn ma.

6. Làng Đức ở An Định

Những ngôi nhà sặc sỡ ở làng Đức, Thượng Hải (Ảnh: welt.de)

Một dự án khác trong “Một thành phố - chín đô thị” của Thượng Hải. Làng của người Đức, được thiết kế bởi Albert Speer, bao gồm ba tòa nhà lịch sử được sơn màu, khu cây xanh, kênh đào và cả nhà hàng. Thế nhưng dự án này cũng chẳng khá khẩm hơn là bao bởi chẳng có người Trung Quốc nào hứng thú với việc định cư ở đây cả. Thậm chí người dân địa phương cũng chẳng biết hai bức tượng đặt giữa quảng trường là của ai nữa (Goethe và Schiller).

7. Breeza Citta - sông Hoằng Phố

Thị trấn ven sông Breeza Citta phiên bản Trung Quốc (Ảnh: Flickr)

Một thị trấn ma khác trong dự án chín thị trấn của Thượng Hải, thành phố Breeza Citta ở Hoằng PHố thậm chí còn không làm toát lên được vẻ đẹp của bản gốc ở Italy.

8. Florence ở Thiên Tân

Florence sầm uất ở Thiên Tân (Ảnh: nslmhwm.com)

Không chỉ là một thành phố, mà còn là một trung tâm mua sắm, Florence ở Thiên Tân là một khu đô thị rộng đến 200.000 mét vuông và là nơi tọa lạc của rất nhiều các nhãn hàng nổi tiếng.

9. Tower Bridge ở Tô Châu

Tower Bridge với quán cafe "Phong cách Anh" (Ảnh: Telegraph)

Cây cầu giả này có kích thước lớn gấp đôi bản gốc, với một quán cà phê “theo kiểu Anh” nằm trên đỉnh (thực tế người Anh chuộng trà hơn). Và bên dưới cầu không có dòng sông nào cả, mà nó bắc qua một con đường.

10. Château de Maisons-Laffitte ở Bắc Kinh

Khách sạn Zang Laffitte của Bắc Kinh (Ảnh: Patrick Oksen/whenonearth.net)

Khách sạn Zhang Laffitte phiên bản Bắc Kinh này nổi tiếng với việc phải tốn đến 10.000 bản thiết kế sơ bộ, bên trong khách sạn này còn có một khu spa và một bảo tàng rượu.

11. Pont Alexandre III tại Thiên Tân

Pont Alexandre III ở Thiên Tân (Ảnh: fotocommunity)

Bản nhái của cây cầu đại diện cho nền Công hòa Pháp này được xây từ năm 1973, ngoài thiết kế rất giống với nguyên bản, cây cầu còn có thêm bốn bức tượng Chu Tước, Thanh Long, Bạch Hổ và Huyền Vũ.

Về cơ bản, những bản nhái này đều thiếu đi sự sáng tạo và tính đột phá. Nhưng với người Trung Quốc, họ có thể tự hào với khả năng sao y bản chính của mình, và cho thấy rằng họ có thể làm được những gì mà phương Tây đã làm.

Vấn đề là, bạn có nghĩ những nơi này đáng để tham quan không?

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý