4 trẻ tử vong ở Bắc Ninh: Phó giám đốc BV Nhi TW "mổ xẻ" nguyên nhân

baybeface1 baybeface1 @baybeface1

4 trẻ tử vong ở Bắc Ninh: Phó giám đốc BV Nhi TW "mổ xẻ" nguyên nhân

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn có tỷ lệ tử vong 4060%.

22/11/2017 08:22 AM
432

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn có tỷ lệ tử vong 40-60%.

PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc bệnh viện Nhi TW cho biết 4 trong số 8 trẻ được chuyển từ BV Sản Nhi Bắc Ninh đang được điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương có dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết.

PGS Điển thông tin, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn có tỷ lệ tử vong từ 40-60%. Nếu ở các nước đang phát triển, con số này có thể cao đến 80%. Song, riêng ở bệnh viện Nhi Trung ương thì đã khống chế xuống còn dưới 50%.

4 trẻ tử vong ở Bắc Ninh: Phó giám đốc BV Nhi TW "mổ xẻ" nguyên nhân  - Ảnh 1Phóng to

Theo lý giải của đại diện bệnh viện, nguyên nhân dẫn tới nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn là do cơ thể trẻ đẻ non, hệ thống miễn dịch yếu, các cơ quan chưa phát triển như tim phổi hoặc nhóm bệnh tim bẩm sinh hoặc down, cơ thể nhiểm khuẩn, do trên nền bệnh, cộng hệ thống miễn dịch kém thì cơ thể nhiễm khuẩn lại có nguy cơ bùng phát cao.

Bên cạnh đó, bệnh viện Nhi Trung ương đã hỗ trợ bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh về phân phối lại bệnh nhân như nhóm riêng nhiễm khuẩn, đẻ non… cách ly tốt nhất cho trẻ nhiễm bệnh. Ông Điển cũng cho biết, vấn đề vệ sinh bề mặt rất quan trọng. Nâng cao y thức cán bộ y tế và người nhà bệnh nhân: rửa tay, kiến thức chăm sóc chuyên ngành y khoa

Ông Điển cho biết, vụ việc 4 trẻ tử vong liên tiếp này sẽ cần xác định trẻ được chẩn đoán thế nào, việc chăm sóc điều trị đã chuẩn chưa hay do sốc nhiễm khuẩn nên hội đồng khoa học sẽ trả lời sau.

Cũng theo ông Điển, hiện nay trẻ dưới 37 tuần gọi là đẻ non. Hiện có thể nuôi trẻ 600-700gr, với chế độ chăm sóc đặc biệt. Ở các bệnh viện nhi các tỉnh có chăm sóc kangaroo…. Với trẻ thăm dò chức năng sốc, phổi, tuần hoàn (cần hỗ trợ), đường ruột, non yếu đã ăn được chưa, ăn thế nào; cách ly tránh tình trạng nhiễm khuẩn… chăm sóc da, mắt, rốn phải hàng ngày.

Tại Nhi TW không có phụ sản sinh trực tiếp tại viện mà tiếp đón bệnh từ khắp nơi với nhiều bệnh nền, các bác sĩ tại đây có kinh nghiêm tốt hơn, trang thiết bị là tuyến cuối tối tân, hiện đại như lọc máu, ecmo cho trẻ sơ sinh… Chiến dịch cách ly phòng ngừa thực hiện nghiêm túc; ngay cha mẹ cũng cần tạo điều kiện trong tiếp xúc với trẻ, trẻ dễ có nguy cơ lây bệnh, trẻ cần vô khuẩn tốt nhất có thể…

Trong một số trường hợp, cha mẹ cần kìm nén vì đôi khi chính cơ thể, tóc tai quần áo cha mẹ có thể là nguồn bệnh cho trẻ.

4 trẻ tử vong ở Bắc Ninh: Phó giám đốc BV Nhi TW "mổ xẻ" nguyên nhân  - Ảnh 2Phóng to

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong buổi làm việc với các lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh ngày 21/11. (Ảnh: Lao Động)

Ở một diễn biến khác, trong chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã có cuộc làm việc với ông Nguyễn Văn Phong, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh và lãnh đạo Sở Y tế Bắc Ninh, Bệnh viện sản nhi tỉnh Bắc Ninh về sự cố bốn trẻ tử vong trong ngày 20/11.

Bộ trưởng Y tế cho rằng, việc có tới 4 trẻ tử vong trong một ngày là sự cố bất thường. Đồng thời khẳng định nguyên nhân chính xác phải chờ Hội đồng chuyên môn cấp bộ, về pháp lý phải chờ cơ quan điều tra. Tuy nhiên, qua báo cáo của Sở Y tế, bước đầu có thể nghĩ đến nhiễm khuẩn bệnh viện.

Chiều 21/11, Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Bắc Ninh gồm 7 thành viên đã kết thúc cuộc họp kín.

Hội đồng do bà Tô Thị Mai Hoa, Giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh làm chủ tịch, 2 phó chủ tịch là PGS.TS Trần Minh Điển, PGĐ BV Nhi TƯ và PGS.TS Trần Danh Cường, PGĐ BV Phụ sản TW.

Hội đồng nhận định, các trẻ đều có tình trạng nhiễm khuẩn sau 3-5 ngày điều trị, tiến triển đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn. Trẻ không đáp ứng với các biện pháp điều trị chống sốc tại bệnh viện.

“Nguyên nhân của tình trạng nhiễm khuẩn sơ sinh có thể liên quan đến vấn đề nhiễm khuẩn bệnh viện”, Chủ tịch hội đồng chuyên môn kết luận.

Nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian nằm viện mà nhiễm khuẩn đó không có triệu chứng lâm sàng hoặc đang ủ bệnh tại thời điểm nằm viện. Nhiễm khuẩn xảy ra 48 đến 72 giờ và trong vòng 10 ngày sau khi bệnh nhân xuất viện được coi là NK mắc phải tại bệnh viện (trừ viêm dạ dày ruột do Norwalk virus thời gian ủ bệnh ngắn hơn 48 giờ, viêm gan siêu vi A lâu hơn 10 ngày).

Tỉ lệ nhiễm khuẩn trong một bệnh viện rất quan trọng, nó phản ánh công tác chuyên môn của một bệnh viện (khả năng chống nhiễm khuẩn, việc xây dựng, giám sát và thực hiện những qui trình chuẩn trong công việc hàng ngày…) và ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cả người bệnh và nhân viên y tế. Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trên toàn thế giới khoảng từ 3,5 - 10% tổng số người bệnh nằm điều trị nội trú và ở bất cứ thời điểm nào cũng có khoảng 1,4 triệu người bị mắc nhiễm khuẩn bệnh viện.

Hoàng Giang

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý