5 lý do Tổng thống Trump nên đến Việt Nam cuối năm nay

biettuot biettuot @biettuot

5 lý do Tổng thống Trump nên đến Việt Nam cuối năm nay

Hội nghị APEC ở Việt Nam và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) tại Philippines trong năm 2017 được xem như những phép thử đối với sự tham gia của Mỹ.

03/04/2017 02:19 PM
114

Khi chính sách châu Á của chính quyền Mỹ đang được triển khai, hội nghị APEC ở Việt Nam và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) tại Philippines trong năm 2017 được xem như những phép thử đối với sự tham gia của Mỹ.

Chắc chắc rằng, thế giới sẽ không ‘diệt vong’ dẫu cho tổng thống Mỹ không tham dự các hội nghị ở châu Á, tờ Diplomat nhận định.

Ba vị tổng thống Mỹ trước đó đã bỏ lỡ hoặc gần như bỏ lỡ tất cả những hội nghị thượng đỉnh châu Á vì nhiều lý do khác nhau, từ nguyên nhân do những chính trị nội bộ, cho đến các cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở các khu vực khác.

Nói chúng, việc tổng thống Mỹ tham dự các hội nghị ở châu Á không phải thước đo duy nhất về mức độ can dự hay cũng không phải hành động ý nghĩa nhất. Trong những hoàn cảnh thông thường, các quan chức cấp dưới có thể đại diện cho tổng thống Mỹ.

5 lý do Tổng thống Trump nên đến Việt Nam cuối năm nay - Ảnh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Reuters.

Theo tờ Diplomat, năm 2017 không phải năm bình thường. Đây là năm đầu tiên ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ, và năm nay cũng là năm đầu tiên ông Trump có cơ hội tham dự hai hội nghị thượng đỉnh ở châu Á.

Do đó, đây sẽ là cơ hội để ông Trump giải bớt mới quan ngại về việc Mỹ có thể bớt tham gia các hoạt động trong khu vực, cũng như tìm ra cách tiếp cận của chính quyền Mỹ mới đối với châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng, trong các lĩnh vực như đa phương, chính sách kinh tế, liên minh và hợp tác, và nhân quyền.

5 lý do Tổng thống Trump nên đến Việt Nam cuối năm nay

Đầu tiên, sự có mặt của ông Trump sẽ làm giảm sự không chắc chắn đối với mức độ tham gia của Mỹ ở châu Á nói chung và đặc biệt là Đông Nam Á. Sự tham gia của Mỹ được bắt đầu từ các quan chức trong nội các Mỹ, tuy nhiên tính chất độc đáo của chính quyền hiện nay làm châu Á vẫn chưa thể chắc chắn về ý nghĩa các chuyến thăm của từng quan chức Mỹ và vẫn tin rằng, chính sách tập trung trong tay Nhà Trắng nhiều hơn bao giờ hết. Điều đó khiến một chuyến đi của đích thân Tổng thống Mỹ đến Hội nghị cấp cao APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương) hay EAS càng có ý nghĩa hơn.

Sự tham gia của Mỹ là cần thiết, dù các nước châu Á quen với nhiều mức độ khác nhau này vào khu vực, tuy nhiên thật khó để so sánh khi còn quá nhiều câu hỏi về chính sách của Mỹ cùng lúc, như từ kinh tế đến nhân quyền, từ Trung Quốc đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Một số nước phân vân rằng, chủ nghĩa giao dịch có phải là việc họ phải bỏ chi phí nhằm đạt được thỏa thuận nào đó. Một số nước, đặc biệt ở Đông Nam Á, lo ngại chủ trương nước Mỹ là trên hết, tập trung vào các mối đe dọa, hay chỉ chú trọng đến Trung Quốc và chủ nghĩa khủng bố mà bỏ lỡ những cơ hội về kinh tế, hạn chế trong quan hệ đồng minh, đối tác.

Thứ hai, Tổng thống Trump có thể gửi đi một tín hiệu rõ ràng về việc chính quyền của ông sẽ coi các cơ chế đa phương ở châu Á-Thái Bình Dương như thế nào. Mặc dù chính quyền dưới thời Tổng thống George W. Bush bị cho là theo đuổi cơ chế “song phương” hay dưới thời Tổng thống Barack Obama là “đa phương”, nhưng trên thực tế tất cả các tổng thống thường có cách tự cân bằng giữa các cơ chế này.

Ví dụ Tổng thống Bush rất kĩ lưỡng trong việc xem xét tham gia các hội nghị châu Á, nhưng cuối cùng đã góp phần liên kết các hiệp định thương mại song phương, bắt đầu cho Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Dù một số người sớm loại bỏ khả năng ông Trump sẽ nắm bắt chủ nghĩa đa phương sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đồng thời không nhắc đến ASEAN, nhưng chính ông Trump đã phát một số tín hiệu tiết chế quan điểm này trong một số trường hợp.

Đặc biết là sau khi chỉ trách NATO trong quá trình tranh cử, hồi cuối tháng 3, Tổng thống Trump cho biết, sẽ tham dự dự cuộc gặp thượng đỉnh của khối này vào tháng 5 tới. ASEAN không phải NATO. Nhưng nếu chính quyền Mỹ khôn ngoan hơn, họ sẽ sử dụng việc tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN và EAS - trùng với dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN và 40 năm quan hệ Mỹ - ASEAN, nhằm thúc đẩy một ASEAN tham vọng hơn và EAS hướng tới hành động hơn. Cách tốt nhất là Tổng thống Trump sẽ tham dự vào tháng 11 và trực tiếp thúc đẩy những điều đó.

Thứ ba, Tổng thống Trump hoàn toàn có thể tính toán chiến lược thương mại và đầu tư tại châu Á. Việc ông Trump quyết định từ bỏ TPP có thể coi là một cú đánh mạnh xuống kinh tế và chiến lược của Mỹ, do nó có thể tạo điều kiện cho Trung Quốc.

Theo Diplomat, Việt Nam là nơi hợp lý để lấp khoảng trống sau khi ‘quay lưng’ với TPP, chính quyền của ông Trump có thể theo đuổi các hiệp định thương mại song phương với các nước trong TPP. Việt Nam cũng là thành viên TPP. Việt Nam tổ chức APEC năm 2006 mà tại đó ông Bush đã chỉ ra tầm nhìn dài hạn về việc thiết lập một khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP), nhằm thúc đẩy mở cửa và tự do thương mại.

Thứ tư, ông Trump có khả năng tận cơ hội này để thúc đẩy quan hệ với hai quốc gia đóng vai trò quan trọng trong chính sách can dự an ninh của Mỹ vào tiểu khu vực. Ngay cả khi ông Trump có thể không thấy thuyết phục về giá trị của việc tham dự hai cuộc gặp thượng đỉnh năm nay trên những phương diện rộng hơn như cam kết hay can dự đa phương, thì Việt Nam và Philippines – trọng tâm trong vấn đề biển Đông và cuộc chiến chống lại IS - đều đáng để Mỹ chú ý trên quan điểm Mỹ là trên hết.

Điều đó cho thấy, cả hai nước này đều có thể được lợi ích đáng kể từ việc thúc đẩy chuyến thăm của ông Trump. Philippines là một trong năm đồng minh có hiệp ước với Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, đang là một trong những nơi chủ chốt cho sự hiện diện quân sự của Mỹ.

Bên cạnh đó, việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam có khả năng sẽ mở ra những cơ hội mới cho hai nước trong phát triển an ninh, quốc phòng.

Thứ năm, ông Trump có thể bắt đầu giải quyết các vấn không ổn định xung quanh việc chính quyền của ông sẽ cân bằng như thế nào trong chính sách với châu Á. Nhân chuyến thăm Việt Nam, Philippines có thể là phép thử cho điều này.

(Theo Diplomat)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý