5 tội ác chiến tranh tại Ukraine cần được làm sáng tỏ

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

5 tội ác chiến tranh tại Ukraine cần được làm sáng tỏ

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine bắt đầu cách đây gần một năm, dẫn tới hàng loạt tội ác chiến tranh tàn bạo. Đến nay nhiều tội ác vẫn chưa được làm sáng tỏ.

19/10/2014 09:31 AM
518

1. Mộ chôn tập thể ở Donetsk

Hôm 23.9, các tay súng ly khai đã phát hiện ra 3 mộ chôn tập thể chứa ít nhất 9 thi thể gần thành phố Donetsk, miền đông Ukraine. Sau đó, Phái đoàn Giám sát Đặc biệt (SMM) của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã xác nhận thông tin trên và tiến hành các cuộc điều tra.

 - Ảnh 1

Các nhóm nhân quyền đã phối hợp với Kiev để phân tích pháp y các thi thể trong ngôi mộ tập thể phát hiện ở Donetsk nhằm tìm ra nguyên nhân cái chết của họ nhưng cho đến nay, sự thật về bi kịch này vẫn chưa được đưa ra ánh sáng.

Maja Kocijancic, phát ngôn viên Ủy ban châu Âu trong một cuộc phỏng vấn với RT cho biết: “Rõ ràng là cần phải có một cuộc điều tra độc lập phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, trong đó bao gồm giám định pháp y. Còn quá sớm để chúng ta suy đoán về chính xác những gì đã xảy ra ở Donetsk hoặc người phải chịu trách nhiệm về vụ việc”.

Trả lời hãng tin RT, bác sĩ pháp y Konstantin Gerasimenko cho biết: “Toàn bộ nạn nhân chết do trúng nhiều phát đạn và bị trói tay”.

Phe ly khai ở Donetsk cáo buộc quân đội Ukraine đã thực hiện tội ác giết người hàng loạt trên. Tuy nhiên, chính quyền Kiev phủ nhận những lời cáo buộc trên và cho biết rằng lực quân đội của Kiev chưa bao giờ đóng quân ở khu vực tìm thấy các ngôi mộ tập thể.

2. Bắn người biểu tình tại Quảng trường Maidan

Tháng 2.2014 là tháng đẫm máu nhất của phong trào biểu tình chống chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovich. Hàng chục nghìn người đã xuống đường phố Kiev và chiếm đóng Quảng trường Maidan để phản đối, sau khi chính phủ từ chối một thỏa thuận quan trọng trong quá trình hội nhập châu Âu.

Cuộc biểu tình chống chính phủ Tổng thống Viktor Yanukovich lên tới đỉnh điểm vào ngày 20.2 - ngày đẫm máu nhất tại Quảng trường Maidan. Hơn 100 người gồm người biểu tình và lực lượng an ninh đã thiệt mạng, gần một nghìn người bị thương trong một vụ nổ súng của các tay súng bắn tỉa.

 - Ảnh 2

Người biểu tình chống chính phủ Tổng thống Viktor Yanukovich chạy trước rào chắn đang bốc cháy tại Quảng trường Maidan, ngày 20.2.2014.

 - Ảnh 3

Một người biểu tình bị thương được đưa đi cấp cứu trong cuộc đụng độ với cảnh sát tại Quảng trường Maidan, ngày 20.2.2014.

 - Ảnh 4

Một người biểu tình khác bị thương tại Quảng trường Maidan, ngày 20.2.2014.

Tới tháng 4, gần hai tháng sau vụ nổ súng, các công tố viên Ukraine bắt giữ một số cảnh sát chống bạo động Berkut bị nghi ngờ là “các tay súng bắn tỉa ở Maidan”. Tuy nhiên, cuộc điều tra dường như đã kết thúc ở đó, danh tính của các tay súng bắn tỉa vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Vào tháng 9, một trong các chỉ huy của lực lượng Berkut là Dmitry Sadovnik đã mất tích trước khi diễn ra phiên xét xử. Các công tố viên Ukraine tuyên bố nghi phạm đã bỏ trốn “nhằm tránh bị trừng phạt”. Một số tổ chức nhân quyền khẳng định cuộc điều tra về tội ác này diễn ra quá chậm và các bằng chứng quan trọng đã bị phá hủy.

3. Vụ thảm sát Odessa

Giữa tháng 3, miền Đông Ukraine bùng phát các cuộc biểu tình phản đối chính phủ mới được dựng lên sau một cuộc đảo chính ở Kiev và yêu cầu trưng cầu dân ý để tự quyết định tương lai của miền Đông. Đến tháng 5, ở thành phố Odessa thường xuyên diễn ra các cuộc đụng độ bạo lực giữa những người phản đối và ủng hội chính quyền mới tại Kiev.

 - Ảnh 5

Người biểu tình ủng hộ Nga đụng độ với cảnh sát trên đường phố Odessa, ngày 2.5.2014.

 - Ảnh 6

Một người biểu tình ném bom xăng vào toà nhà công đoàn tại Odessa, ngày 2.5.2014.

Vụ thảm sát tại thành phố Odessa xảy ra ngày 2.5, cướp đi sinh mạng của gần 50 người và 250 người bị thương trong vụ cháy một tòa nhà là nơi cư ngụ của những người biểu tình phản đối chính phủ mới tại Kiev.

Sau 5 tháng xảy ra thảm kịch trên, hãng tin RT đã liên lạc với Hội đồng Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, phát ngôn viên của tổ chức Các vấn đề Ngoại giao và Chính sách An ninh châu Âu chỉ cho biết: “Cuộc điều tra đang diễn ra nhanh chóng, minh bạch, không chịu ảnh hưởng từ chính trị. Cuộc điều tra sẽ mang lại công lý cho những người biểu tình thiệt mạng”.

Trong khi đó, chính quyền Kiev cũng tiến hành một cuộc điều tra vụ thảm sát Odessa nhưng không đưa ra được kết luận về thủ phạm của vụ thảm sát này.

4. Nhà báo Nga bị giết hại

Bốn nhà báo Nga đã thiệt mạng ở Ukraine gồm Igor Kornelyuk, Anton Voloshin, Anatoly Klyan, Andrey Stenin. Tất cả các nhà báo này đều thiệt mạng trong khi tác nghiệp ở vùng Donetsk và Lugansk, nơi xảy ra chiến sự khốc liệt.

Mặc dù Nga đã nhiều lần yêu cầu Kiev điều tra tìm ra thủ phạm sát hại các nhà báo này, nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Cả phe ly khai và chính phủ Ukraine đều đổ lỗi cho nhau về cái chết của các nhà báo Nga.

 - Ảnh 7

Hình ảnh nhà báo Nga Andrei Stenin làm việc cho hãng thông tấn RIA Novosti đang tác nghiệp tại Ukraine. Nhà báo Andrei Stenin mất tích hồi đầu tháng 8, tới ngày 3.9, hãng thông tấn RIA Novosti tuyên bố tìm thấy thi thể nhà báo này ở Ukraine.

5. Pháo kích thành phố Lugansk và Donetsk

Nhiều khu dân cư ở Donetsk và Lugansk đã bị pháo kích kể từ khi quân đội Ukraine tiến hành các chiến dịch quân sự ở miền Đông. Thậm chí bệnh viện, trường học bắt đầu trở thành mục tiêu của các cuộc pháo kích.

 - Ảnh 8

Một khu chung cư bị pháo kích tại quận Kievsky, Donetsk, miền Đông Ukraine, ngày 17.9.

 - Ảnh 9

Một trường học ở trung tâm thành phố Donetsk bị trúng đạn pháo, ngày 27.8.

Các vụ pháo kích trên chưa bao giờ được điều tra, phía Kiev phủ nhận các vụ pháo kích trên và khẳng định quân đội của họ chỉ pháo kích và ném bom vào các tay súng ly khai.

Theo báo Dân Việt

Xem thêm video clip : Mỹ không kích, tiêu diệt hàng trăm tay súng IS

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý