6 biện pháp cần làm ngay để đối phó với 'cơn ác mộng' kháng kháng sinh

baybeface1 baybeface1 @baybeface1

6 biện pháp cần làm ngay để đối phó với 'cơn ác mộng' kháng kháng sinh

Để phòng tránh đề kháng kháng sinh, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy thực hiện những biện pháp dưới đây.

31/05/2016 08:51 AM
28

Thời gian qua, thông tin về cơn ác mộng của loài người khi vi khuẩn kháng tất cả các loại thuốc được phát hiện tại Mỹ đã khiến toàn bộ người dân trên toàn thế giới không khỏi lo lắng, bất an.Theo đánh giá của nhiều chuyên gia y tế, khi các chất kháng sinh không còn khả năng vô hiệu vi khuẩn, mỗi năm sẽ có tới 10 triệu người chết. Con số này được đánh giá là cao hơn rất nhiều so với số người chết vì ung thư.

Về cơ bản, khi một loại kháng sinh được sử dụng nhiều lần, vi khuẩn sẽ trở nên "nhờn" với kháng sinh. Do vậy, việc sử dụng kháng sinh khi đó sẽ không còn tác dụng.

Siêu vi khuẩn sẽ gieo rắc nỗi kinh hoàng trên toàn thế giới vào năm 2050 với hơn 10 triệu người chết mỗi năm. Con số trên còn nhiều hơn số người chết vì ung thư.

Trước thực trạng ngày càng có nhiều ca đề kháng kháng sinh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Dịch (CDC), Viện Y Học, các Hiệp Hội bệnh Truyền Nhiễm của Mỹ và hầu hết các tổ chức liên quan khác đã chính thức tuyên bố đề kháng kháng sinh đã trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Theo Trợ lý Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Keiji Fukuda, nếu không khẩn cấp phối hợp hành động, thì thế giới sẽ phải đối mặt với một kỷ nguyên hậu kháng sinh, khi đó các bệnh nhiễm trùng thông thường hoặc các vết thương nhẹ trước đây có thể chữa trị được thì nay có thể gây ra chết người do hiện tượng kháng thuốc; do đó, cần nỗ lực hơn nữa trong việc ngăn chặn nhiễm trùng, thay đổi cách sản xuất, quy định và sử dụng thuốc kháng sinh.

Một số cách để đối phó với thực trạng đề kháng kháng sinh

1. Thu thập dữ liệu để xác định khu vực cần can thiệp

Liên minh châu Âu đã có những dữ liệu chi tiết trong suốt 15 năm về việc sử dụng kháng sinh và số liệu đề kháng kháng sinh trên 26 quốc gia. Họ biết vấn đề là gì và nằm ở đâu. Ví dụ, Hy Lạp có tỷ lệ dùng kháng sinh cao nhất trên đầu người, trong khi đó, Hà Lan có tỷ lệ thấp nhất.

Tỷ lệ siêu vi khuẩn Klebsiella tiết ra men carbapenemase (chống lại kháng sinh carbapenem) ở Hy Lạp là 38%, ở Hà Lan là 0,2%. Tỷ lệ siêu vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng methicillin ở Hy Lạp và Hà Lan cũng lần lượt là 58% và 1,6%.

Những số liệu này là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy mối liên hệ giữa việc lạm dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh, và chúng cũng xác định những vùng cần được can thiệp mạnh mẽ, trực tiếp.

Đề kháng kháng sinh đã trở thành nỗi lo toàn cầu.

2. Ngưng sử dụng kháng sinh tại các nông trại

Tại Mỹ, 80% kháng sinh được sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng và phòng chống dịch bệnh cho gia súc trong các nông trại. Vi khuẩn đề kháng và gen đề kháng có thể được tìm thấy từ gà đến thịt gà tại các cửa hàng và cuối cùng là máu cấy trong bệnh nhân (thuật ngữ "từ nông trại đến bàn ăn").

Nhiều năm trước, việc ngưng sử dụng kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng trong nông trại đã được áp dụng tại Đan Mạch mà không để lại hậu quả gì về kinh tế cũng như sức khỏe vật nuôi

3. Giảm sử dụng kháng sinh không phù hợp ở bệnh nhân

Việc lạm dụng kháng sinh đã trở nên quá phổ biến và nhức nhối. Louis Rice, một chuyên gia đến từ Trung tâm y tế Louis Stokes Cleveland, Virginia, Mỹ cho biết "Trên thực tế, chúng tôi có thể cắt giảm lượng dùng kháng sinh tới 70%".

4. Áp dụng các xét nghiệm chẩn đoán nhanh

Phương pháp phân tử đang phát triển vô cùng nhanh chóng và vượt bậc. Chúng ta có xét nghiệm PCR để phát hiện bệnh nhiễm khuẩn da tụ cầu, Enterococcus đề kháng vancomycin, vi khuẩn song cầu khuẩn lậu có tên là Neisseria Gonorrhoeae, lao hay nhiều bệnh khác.

Ngoài ra, còn có các xét nghiệm giúp phát hiện từng loại vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác nhau, giúp chẩn đoán nguyên nhân bệnh để dễ dàng lựa chọn kháng sinh từ một đến hai giờ sau đó.5. Phát triển các thuốc mới Nhiều công ty Dược phẩm không còn đầu tư phát triển kháng sinh mới bởi vì chúng "không mang lại lợi nhuận" như mong muốn. Tuy nhiên, những tia sáng vẫn lóe lên ở Hoa Kỳ khi thỏa thuận ngân sách liên bang thông qua vào năm ngoái quyết định tăng chi tiêu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển thuốc kháng sinh thêm 375 triệu USD.

Gần một nửa trong số này hiện đã được đầu tư cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh để chuẩn bị cho cuộc chiến.Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cũng nhận thêm 100 triệu USD để nghiên cứu thuốc kháng sinh. 96 triệu USD cũng được đầu tư cho Cơ quan nghiên cứu và phát triển sinh học tiên tiến để khám phá các loại thuốc mới. Cuối năm nay, họ sẽ ngay lập tức bước vào một nghiên cứu thuốc kháng sinh. Kế hoạch sau đó sẽ là chi tiêu 30 triệu USD mỗi năm cho lĩnh vực này.

6. Hành động của mỗi cá nhân

- Đề nghị làm các xét nghiệm để có thể chắc chắn về loại kháng sinh được kê đơn sử dụng.

- Sử dụng thuốc kháng sinh chính xác theo đơn của bác sĩ. Không tự ý sử dụng và bỏ dở thuốc khi đang sử dụng. Hoàn thành đầy đủ liều dung mà bác sĩ đã kê đơn, kể cả khi bạn đã cảm thấy khỏe hơn.

Không tự ý uống thuốc, phải theo đơn của bác sĩ.

- Chỉ dùng thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn, không chia sẻ hoặc dùng kháng sinh còn thừa từ lần kê đơn trước. Mỗi loại kháng sinh được dùng để điều trị một loại bệnh khác nhau. Việc dùng kháng sinh sai liều lượng và không đúng cách có thể khiến trì hoãn quá trình phục hồi và khiến vi khuẩn phát triền mạnh hơn.

- Không cất kháng sinh còn thừa cho lần dùng tiếp theo. Vứt hết những liều kháng sinh còn thừa khi đã dùng đúng và đủ theo đơn bác sĩ.

- Không yêu cầu dùng kháng sinh nếu như bác sĩ không kê đơn. Nên nhớ, kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý