9 ngân hàng tái cơ cấu đã thực sự "khỏe mạnh"

bexinh bexinh @bexinh

9 ngân hàng tái cơ cấu đã thực sự "khỏe mạnh"

Những tưởng tất cả sẽ tuyên bố cầu cứu khẩn từ NHNN, thế nhưng, gần một nửa trong số 9 ngân hàng tái cơ cấu năm xưa giờ đang rất “khỏe mạnh” và có chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.

27/05/2015 08:28 AM
991

Điểm mặt gọi tên

Cách đây vài năm, trong số 9 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xác định là yếu kém thì đã có tới 8 ngân hàng trong số ấy tự mình tiến hành tái cơ cấu bao gồm: Habubank, SCB, TinNghiaBank, Ficombank, TrustBank, TPBank, Western Bank và Navibank. Riêng GPBank vừa được sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).

“Trong khi các ngân hàng khác đi thì chúng tôi phải chạy” - bà Trần Hải Anh, Tổng Giám đốc NCB chia sẻ.

Nói về Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), ngân hàng này “gây sốc” khi tại thời điểm chưa tái cấu trúc đã lỗ âm đến gần một nửa vốn; Ngân hàng TMCP Sài `Gòn - Hà Nội (SHB) thì khởi đầu với một “nền tảng” là nợ  xấu  lớn cùng theo đó là tình trạng lỗ “ăn gần hết” vốn của đối tác sáp nhập là Habubank; Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) thì gần như nằm trong tình trạng “không thể cứu vãn”; Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cùng với hai ngân hàng khác là Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank) rơi vào tình trạng mất thanh khoản nặng; ngân hàng cuối cùng là Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB, tên cũ là Nam Việt – Navibank) cũng không khá khẩm hơn khi nợ xấu liên tục tăng trong thời gian dài.


NCB sau quá trình tái cấu trúc, ngày nay đã dần đi vào hoạt động ổn định.      

Mặc dù được xem là có chung một vạch xuất phát điểm thế nhưng, mỗi ngân hàng lại có định hướng chiến lược cũng như bước đi riêng. Sau khoảng thời gian ngắn 2-3 năm được NHNN cho phép tự tái cơ cấu, một nửa trong số đó đã tiến hành sáp nhập với nhau hoặc với một tổ chức tín dụng khác, số còn lại thì tiếp tục hoàn thiện quá trình tái cấu trúc, “lấy lại sức khỏe” để trở về đường đua cùng các ngân hàng lớn nhỏ trong cả nước.

Vùng lên khỏe mạnh

Về TPBank, sau quá trình tự tái cấu trúc, tính đến thời điểm hiện tại thì ngân hàng này đã có vị trí vững chắc trong lòng khách hàng, là ngân hàng điện tử được yêu thích nhất khi đưa ứng dụng nhiều tiện ích vào giao dịch để phục vụ khách hàng được tốt hơn. Từ một ngân hàng lỗ lũy kế 1.250 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2012, đến thời điểm cuối năm 2014, TPBank như “lột xác hoàn toàn” khi lỗ lũy kế còn âm gần 333 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 51.478 tỷ đồng, tăng gấp nhiều lần so với thời điểm trước đó; tiền gửi của khách hàng đạt 21.623 tỷ đồng, cho vay khách hàng đạt 19.838 tỷ đồng, vốn điều lệ 5.550 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu 4.237 tỷ đồng.


TPBank hiện nay đã “lột xác” để trở thành một ngân hàng điện tử được yêu thích nhất.      

Về NCB, ngân hàng được thay tên đổi họ từ Navibank, nhà băng này hiện cũng phát triển tốt với diện mạo mới và sức khỏe đi vào ổn định. Tính đến cuối năm 2014, tổng huy động và dư nợ cho vay của NCB tăng lần lượt 29,89% và 35,74% so với cùng kỳ năm 2013; tỷ lệ nợ xấu giảm hơn 58% còn 2,52%; lợi nhuận đạt 59 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh.

Theo chia sẻ của bà Trần Hải Anh, Tổng Giám đốc NCB, người có thâm niên làm việc tại ngân hàng này từ lúc bắt đầu tái cấu trúc: “Ngân hàng Quốc Dân hiện đang trong quá trình tái cấu trúc nên trong khi các ngân hàng khác đi thì chúng tôi phải chạy. Trong hơn hai năm qua, NCB cũng đã triển khai nhiều dự án để hoàn thiện diện mạo cho ngân hàng mình hơn. Đó là một kết quả đáng khen ngợi”.

Riêng đối với SCB, đây là ngân hàng đầu tiên hợp nhất trong quá trình tái cơ cấu theo định hướng của NHNN. Được hợp nhất từ 3 ngân hàng yếu nằm trong diện tái cơ cấu là SCB, TinNghiaBank, Ficombank. Mặc dù “sức khỏe” của ngân hàng mới sau hợp nhất chưa được như mong muốn, thế nhưng, “SCB của ngày hôm nay” dường như tốt hơn rất nhiều so với giai đoạn trước đó. Những số liệu kinh doanh là một dẫn chứng điển hình. Kết thúc năm 2014, vốn điều lệ của ngân hàng này đạt đến 12.295 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 242.222 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu vốn là vấn đề “đau đầu” nhất trước đây cũng được giảm về mức 0,5%; lợi nhuận trước thuế tăng 103% so với cùng kỳ năm 2013.

Nhìn lại quá trình “lột xác” đầy ngoạn mục của những ngân hàng hoạt động “ốm yếu” ngày xưa có thể nói, dù lựa chọn phương án sáp nhập hay tự tái cấu trúc thì ngân hàng mới hiện tại đã “khoác” lên mình chiếc áo mới đẹp hơn trước nhiều lần. Không chỉ có vẻ ngoài, sức khỏe nội tại của những ngân hàng trên cũng tốt hơn rất nhiều so với thời điểm trước đó. Điều này một lần nữa cho thấy, định hướng tái cơ cấu ngành ngân hàng của NHNN là hoàn toàn chính xác, theo đúng với quy luật của kinh tế thị trường. Dự kiến năm 2016-2017, hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ còn khoảng 20 ngân hàng.

Bài học từ Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) và Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) là dẫn chứng cụ thể nhất cho những định hướng mà NHNN đưa ra. Do sai phạm của cấp lãnh đạo mà VNCB và OceanBank được NHNN mua lại với giá 0 đồng. Từ hai trường hợp trên cộng với quá trình tái cơ cấu ngân hàng đang diễn ra rầm rộ hiện nay có thể nói, định hướng của NHNN là hoàn toàn hợp lý và đúng đắn, thế nhưng, con đường để thực hiện định hướng đó không hẳn chỉ trải đầy hoa hồng, từ lý thuyết đến thực tế còn lắm chông gai

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý