AIIB sẽ là đối thủ đáng gờm với ADP

forlife forlife @forlife

AIIB sẽ là đối thủ đáng gờm với ADP

Trước kế hoạch thành lập AIIB, ADB đã có những thay đổi lớn nhằm nâng cao sự ảnh hưởng trong khu vực, cạnh tranh trực tiếp với “đối thủ” do Trung Quốc dẫn dắt.

03/05/2015 09:02 PM
494

Tại cuộc họp báo thường niên (ngày 2/5), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thông báo sẽ kết hợp hai quỹ cho vay ADF và OCR của mình và có thể tăng hơn 70% tiền cho các nước nghèo của khu vực vay.

Ông Takehiko Nakao – Chủ tịch ADB cho rằng, việc kết hợp này sẽ giúp tăng khả năng cho vay của ngân hàng lên 20 tỉ USD/năm (tăng 50% so với mức hiện nay).

Hiện ADB có hai quỹ cho vay bao gồm ADF và OCR. Trong đó, ADF là cho các nước nghèo với các khoản vay mềm, còn OCR là cho các nước có thu nhập trung bình với lãi suất xấp xỉ mức của thị trường.

   - Ảnh 1

Chủ tịch Takehiko Nakao thông báo kết hợp 2 quỹ vay của ADB

Theo cách sáp nhập mới, nguồn vốn của OCR có thể tăng gấp 3, lên tới khoảng 53 tỉ USD. Việc sáp nhập này sẽ chính thức bắt đầu từ tháng 1-2017.

Động thái này của các nhà lãnh đạo ADB được cho là chiến lược quan trọng trong việc tranh giành ảnh hưởng khu vực với Ngân hàng Đầu tư hạ tầng (AIIB) do Trung Quốc dẫn đầu sẽ sớm ra mắt vào cuối năm nay.

Trước đó, tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2013, Chủ tịch nước Trung Quốc – ông Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), nhằm giảm bớt phụ thuộc tài chính vào WB, IMF và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đồng thời kết nối cơ sở hạ tầng khu vực.

Theo Bộ Tài chính Trung Quốc, hiện đã có 57 quốc gia trở thành thành viên sáng lập của AIIB, trong đó có 4 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiều quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

AIIB dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động với số vốn tối thiểu 100 tỷ USD, trong đó Trung Quốc đóng góp 40%, Ấn Độ đóng góp 10%, các nước châu Á khác đóng góp 25%, 25% còn lại sẽ do các nước châu Âu đóng góp. AIIB sẽ cung cấp tài chính cho các dự án về đường bộ, đường sắt, sân bay và cơ sở hạ tầng khác tại châu Á.

Thông tin từ phía Trung Quốc cho hay, AIIB khác biệt với ADB ở chỗ ngân hàng này sẽ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thay vì xóa đói giảm nghèo. AIIB cũng không đính kèm các điều kiện chính trị vào các khoản vay bởi Bắc Kinh có chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

Văn Nguyễn

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý