Ám ảnh với tử thần treo lơ lửng trên đầu người dân

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Ám ảnh với tử thần treo lơ lửng trên đầu người dân

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra tại điểm thi công tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, khiến nơi đây trở thành nỗi ám ảnh “tử thần” với bất cứ ai phải đi lại trên tuyến đường này.

29/12/2014 07:31 PM
760

Như thông tin báo Người đưa tin đã phản ánh, vào khoảng 3h50 phút sáng ngày 28/12, tại điểm thi công ga Hà Đông (đối diện bến xe Hà Đông cũ) thuộc dự án tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng trong quá trình thi công công trình.

 - Ảnh 1

Tai nạn sập giàn giáo tại điểm thi công ga Hà Đông sáng 28/12.

Vụ việc xảy ra khi đơn vị thi công đang trong quá trình đổ bê tông, đà giáo bị sụt, xà mũ bê tông bị xệ xuống. Vụ tai nạn rất may không có thiệt hại về người. Một xe taxi BKS 30B – 8195 của hãng Quê Lụa do tài xế Nguyễn Bá D. SN 1974 điều khiển bị đoạn giáo dài rơi trực diện cùng lớp bê tông xà mũ đổ xuống.

 - Ảnh 2

Nỗi ám ảnh mang tên đường sắt trên cao.

Đây không phải là vụ tai nạn nghiêm trọng đầu tiên xảy ra tại tuyến đường này. Trước đó, ngày 6/11, một vụ tai nạn nghiêm trọng gây chết người đã xảy ra ngay trước cổng Học viện Y dược cổ truyền (Hà Đông, Hà Nội). Một bó thép trong quá trình thi công công trình đường sắt trên cao đã rơi trúng người đi đường khiến 1 người chết, 2 người bị thương.

 - Ảnh 3

Người dân luôn nơm nớp lo sợ sẽ có thứ gì đó rơi xuống từ những điểm thi công.

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra tại điểm thi công tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, khiến nơi đây trở thành nỗi ám ảnh “tử thần” với bất cứ ai phải đi lại trên tuyến đường này.

Người dân lưu thông tại tuyến đường trên ai cũng nơm nớp lo sợ thứ gì đó sẽ đổ ập tới mình. Nỗi ám ảnh từ hai vụ tai nạn kinh hoàng khiến nhiều người đặt tên gọi điểm thi công sắt Cát Linh – Hà Đông là tuyến đường “tử thần”.

 - Ảnh 4

Người dân luôn cố gắng tránh né khu vực thi công.

Bác Toản, một trong những người đầu tiên phát hiện và tham gia cứu hộ các nạn nhân vụ sập giàn giáo cho biết: “Tôi là một người dân sống gần hiện trường vụ tai nạn sập giàn giáo khiến chiếc xe taxi gặp nạn. Trong thời gian tuyến đường thi công, cuộc sống của chúng tôi bị đảo lộn. Vụ tai nạn lần trước đã khiến nhiều người tại khu phố đoạn tuyệt tuyến đường tử thần này. Sau đó, lại chứng kiến thêm vụ tai nạn thảm khốc làm sập giàn giáo, chắc chúng tôi chẳng ai dám đi trên tuyến đường này nữa”.

 - Ảnh 5

Những dầm thép được bệ đỡ như này liệu có an toàn?

Cùng chung quan điểm với bác Toản, cô Lý (hàng xóm bác Toản) cho biết: “Mỗi khi lưu thông trên tuyến đường này là nỗi ám ảnh về vụ tai nạn lại hiện ra trong đầu. Đi trên đường, vừa phải lo điều khiển phương tiện tập trung vừa nơm nớp lo sợ thứ gì đó sẽ đổ sập vào người, hỏi ai dám đi trên tuyến đường này nữa.”

 - Ảnh 6

Tử thần treo lơ lửng?

“Sợ nhưng không đi thì biết đi đường nào, đây là tuyến đường ngắn nhất để tôi đến nơi làm việc, nếu đi đường khác tôi phải mất 2 tiếng để tới công ty. Vì vậy biết là nguy hiểm nhưng vẫn phải liều mình đi đường phó mặc cho số phận”, một người lưu thông trên tuyến đường cho biết.

Xem thêm clip: Hiện trường vụ sập giàn giáo đường sắt trên cao.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt trên cao thuộc tuyến số 2 trong 8 tuyến được quy hoạch của Hà Nội, chiều dài 13km. Tuyến đường sẽ đi từ nút giao Cát Linh - Giảng Võ, đi dọc theo dải phân cách phố Hào Nam, phố Hoàng Cầu, ngõ Thái Thịnh I tới đường Láng rẽ trái men theo sông Tô Lịch và tiếp tục đi dọc theo dải phân cách đường Nguyễn Trãi về Hà Đông.

Dự án được thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC, có chiều dài toàn tuyến 13,5km với 12 ga. Tổng mức đầu tư khoảng 8.700 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải quản lý. Nhà thầu EPC của dự án là Công ty xây dựng Hải ngoại - Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc.

Theo yêu cầu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, đến tháng 10/2015 phải đưa dự án vào chạy thử, để đến ngày 31/12/2015 phải đưa tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác thương mại.

Xuân Tùng

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý