Ảnh 'cười ở Nepal': Cán bộ Hội Chữ thập đỏ rút đơn mời luật sư

mesu mesu @mesu

Ảnh 'cười ở Nepal': Cán bộ Hội Chữ thập đỏ rút đơn mời luật sư

Bà N.L.H. đã rút đơn đề nghị luật sư bảo vệ hình ảnh, quyền riêng tư liên quan đến vụ việc hình ảnh tươi cười bên căn nhà sập được cho là tại Nepal bị đăng tải, giễu nhại...

05/05/2015 09:38 AM
8

Tối ngày 4/5, Luật sư Trọng Hải, Trưởng Văn phòng Luật sư Trọng Hải và cộng sự (thuộc Đoàn luật sư tỉnh Nghệ An, đóng tại số 65, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập, TP Vinh, Nghệ An) cho biết trên một số tờ báo rằng, bà N.L.H. đã rút đơn đề nghị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đời tư bí mật hình ảnh, bí mật về đời tư, bí mật công vụ trong chuyến đi công tác tại đất nước Nepal.

Bà H. là thành viên Đoàn công tác Hội chữ thập đỏ có bức ảnh tươi cười bên căn nhà được cho là tại Nepal sau động đất.

   - Ảnh 1

Hình ảnh bà Nguyễn L.H "tự sướng ở Nepal" bị mang ra giễu nhại

(ảnh: 9gag)

Trước đó, bà N.L.H. đã gửi đơn Văn phòng Luật sư Trọng Hải và cộng sự với nội dung:… “Đề nghị văn phòng luật sư Trọng Hải và các cộng sự cử luật sư để đại diện làm việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bí mật hình ảnh, bí mật về đời tư, bí mật công vụ trong chuyến đi công tác tại đất nước Nepal từ ngày 18 đến 25/4/2015.

Trong đơn yêu cầu bà H. ghi rõ, tôi ủy quyền cho luật sư thay mặt, gặp làm việc để giải quyết những vấn đề liên quan. Kính mong các quý cơ quan giúp đỡ, phối hợp luật sư hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên sau đó, bà H. đã rút đơn trên và không yêu cầu Văn phòng luật sư vào cuộc.

Theo thông tin đã đưa trước đó, đoàn Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal với tư cách là khách mời của Hội chữ thập đỏ Nepal và Hội chữ thập đỏ Nauy, toàn bộ ngân sách do Hội Chữ thập đỏ Nauy tài trợ theo chương trình Nâng cao năng lực, Phát triển tổ chức, Vệ sinh nước sạch và Giảm thiểu rủi ro thiên tai giai đoạn 2013-2017. Tuy nhiên, khi nước bạn bị động đất thì Đoàn lại trở về khiến dư luận tranh cãi.

Sự việc chưa yên bề thì mới đây, trên facebook và một số mạng xã hội có đăng tải hình ảnh bà H. miệng tươi cười đứng chỉ tay vào một căn nhà xây bị sụp đổ.

Đáng chú ý bức ảnh đã được trang 9gag - website chuyên đăng tải nhưng hình ảnh, video hài hước, giễu nhại đăng lại. Không chỉ vậy, trang 9gag còn kèm thêm một tấm ảnh khác của các du khách nước ngoài đang nhiệt tình cứu hộ ở Nepal.

Hai tấm ảnh, dưới tên chung là Nepal Earthquake (Động đất Nepal) đã lần lượt được chú thích: "Other tourists" (Những du khách khác) và "A member of Redcross Vietnam" (Một thành viên Hội Chữ thập đỏ Việt Nam). Trong đó, từ Redcross được thể hiện bằng màu đỏ.

   - Ảnh 2

Đơn đề nghị luật sư bảo vệ của bà H.

Và chú thích cho hai hình ảnh đối nghịch đó, 9gag viết: "Then she took the first flight back to Vietnam without helping anymore" (Sau đó bà ta bắt chuyến bay đầu tiên trở về Việt Nam mà không giúp đỡ gì thêm).

Theo ông Nguyễn Xuân Duy - Điều phối viên chương trình chữ thập đỏ Nauy tại Việt Nam, một thành viên trong đoàn xác nhận với báo chí, người phụ nữ mỉm cười chỉ tay lên ngôi nhà đổ nát được cho là tại Nepal được lan truyền trên mạng vừa qua là bà N.L.H, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ một tỉnh miền Trung.

Ông Duy cho hay: Thời điểm trận động đất 7,8 độ Richter xảy ra ở Nepal, đoàn Chữ thập đỏ Việt Nam đang ở khách sạn Utse, nơi cách tâm trận trận động đất khoảng 70km. 

Khu phố xung quanh khách sạn không có ngôi nhà nào bị sụp đổ. Thời điểm đó, đoàn cũng không biết trận động đất mạnh bao nhiêu độ, tâm chấn ở đâu và hậu quả thế nào.

Sáng hôm sau, đoàn Chữ thập đỏ Việt Nam gồm 10 người đã chia làm 2 nhóm đi khảo sát một số khu vực lân cận, chụp ảnh làm tư liệu. Tại một ngôi nhà sụp đổ do động đất, ông Kiên, một thành viên của đoàn đã bảo bà H. tới đứng trước và chỉ tay lên ngôi nhà.

“Lần thứ nhất chụp ảnh bị mờ, lại có người đi qua phía sau nên anh Kiên bảo chụp lại kiểu thứ hai. Khi chuẩn bị chụp thì anh Kiên có nói đùa gì đó khiến chị H. mỉm cười. Có thể anh Kiên muốn chị H. bớt căng thẳng. Sau đó thì anh Kiên chụp luôn. Lúc tập hợp ảnh lại, tôi đã xóa bỏ hình ảnh bị mờ ban đầu và giữ lại ảnh chụp thứ 2 này”.

Ông Duy lý giải: “Vì muốn phóng viên có ảnh làm tư liệu để thông tin ngay nên tôi đã vội vàng copy một số ảnh ghi lại cảnh đổ nát. Trong số ảnh này, có bức ảnh chị H. Nhưng ngay từ đầu, tôi đã không để ý là khuôn mặt chị H. như thế nào. Vì chị chỉ đứng ở một góc nhỏ, hình ảnh chủ yếu là ngôi nhà đổ nát.

Cũng theo ông Duy: "Mấy ngày sau thì tôi thấy hình ảnh này được đăng tải trên một diễn đàn, tôi thực sự bàng hoàng. Tôi khẳng định chị H. không chụp ảnh “tự sướng”, không cười trên nỗi đau của người khác như cộng đồng mạng bình luận thời gian qua. 

Bản thân chị H. cùng đoàn chúng tôi cũng không bao giờ tự đăng bức ảnh này lên mạng. Khi ở Nepal, chị H. nhận được tin là mẹ chị bị đột quỵ vì bệnh tim mà chị không thể về nước. Chính vì vậy, anh em trong đoàn đã bảo nhau không đưa bất cứ hình ảnh nào có mặt chị H. vì điều đó có thể khiến mẹ chị thêm lo lắng". Theo ông Duy, hiện tại, mẹ bà H. vẫn đang nằm trong bệnh viện.

Trao đổi với PV Người đưa tin về sự viêc, luật sư Giang Hồng Thanh – Trưởng Văn phòng luật sư Giang Thanh (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, theo quy định của pháp luật, người nào bị thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì có quyền yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường.

Tuy nhiên, trong trường hợp của mình, bà H phải chứng minh những thiệt hại mà bản thân phải gánh chịu, ví dụ như thu nhập thực tế bị giảm sút, bị bạn bè người thân xa lánh, bị buộc thôi việc… do hậu quả của việc danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm…

Tuy nhiên, trên quan điểm cá nhân luật sư Thanh cho rằng, rất khó để chứng minh được những vấn đề trên.

Liên quan đến sự việc này, nhiều độc giả đặt câu hỏi về việc bà H. đệ đơn yêu cầu luật sư với mục đích gì? Nếu không sai tại sao bà H. phải bí mật? Hơn hết, bà H. đi công tác trên tư cách lãnh đạo cấp cao của tổ chức thiện nguyện vì vậy việc bí mật hình ảnh của chuyến đi công tác nhằm mục đích gì? Bà H. sẽ kiện trang 9gag của nước ngoài?

Phù Sơn

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý