Áp dụng đầu năm 2013, đừng chần chừ

thienlong thienlong @thienlong

Áp dụng đầu năm 2013, đừng chần chừ

TT Sáng 2610, Quốc hội đã nghe các báo cáo về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

27/10/2012 08:22 AM
1,754

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính và ngân sách tán thành với mức giảm trừ gia cảnh như quy định của dự thảo luật. Tuy nhiên, biểu thuế suất hiện hành quy định bảy bậc thuế là khá nhiều. Vì vậy, một số ý kiến đề nghị sửa đổi biểu thuế suất theo hướng giãn khoảng cách các bậc thuế hiện hành xuống còn năm bậc với các mức thuế suất 5%, 10%, 15%, 25% và 35%.

“Cũng có ý kiến cho rằng không nên thu thuế đối với thu nhập từ đầu tư chứng khoán nhằm khuyến khích hoạt động này, nhưng đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính và ngân sách lại có quan điểm cần thiết phải thu” - ông Hiển nói.

Chính phủ đề xuất thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN là từ ngày 1-7-2013. Tuy nhiên, có ý kiến trong Ủy ban Tài chính và ngân sách đề nghị thời điểm có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013 nhằm bảo đảm các quy định của luật sớm đi vào cuộc sống. Theo chương trình, ngày 5-11 Quốc hội thảo luận ở tổ, sau đó thảo luận ở hội trường (15-11), và ngày 22-11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN.

* TS Trần Du Lịch (phó Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM):

Khi đưa ra bàn về thời điểm áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mới cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, nên áp dụng ngay từ ngày 1-1-2013 thay vì chờ đến 1-7-2013, bởi nếu giải quyết được chính sách thuế sẽ hỗ trợ người dân trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, đồng thời cải thiện sức mua. Tuy nhiên cũng có thực tế là nếu áp dụng ngay từ 1-1-2013 thì ngân sách cũng thất thu khá lớn, do vậy cơ quan soạn thảo phải cân nhắc.

* Ông Lê Như Tiến (phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội):

Cá nhân tôi ủng hộ việc quy định theo hướng luật có hiệu lực vào đầu năm 2013. Tất nhiên, ở đây chúng ta phải cân nhắc rất kỹ vì nếu áp dụng phương án để luật có hiệu lực sớm sẽ làm giảm thu ngân sách. Quốc hội sẽ quyết định cuối cùng trong vấn đề này.

Tuy nhiên, chắc rằng đông đảo người dân dõi theo các thông tin về việc Quốc hội sửa Luật thuế TNCN đang mong đợi các quy định mới sớm có hiệu lực. Qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn về thu nhập trong bối cảnh kinh tế hiện nay và ít nhiều cũng kích thích người dân tiêu dùng nhiều hơn.

Ông Đinh Văn Nhã - Ảnh: V.Dũng 

Đó là ý kiến của PGS.TS Đinh Văn Nhã - phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và ngân sách - về việc sửa đổi Luật thuế TNCN khi trao đổi với báo chí ngày 26-10. Tuổi Trẻ lược ghi.

- Với mức giảm trừ gia cảnh cao như đề xuất của Chính phủ, tính điều tiết của thuế TNCN sẽ giảm đi. Nếu lại giãn tiếp các bậc thuế và giảm mức thuế suất thì ngân sách sẽ bị hụt thu rất lớn, chứ không chỉ dừng lại ở mức hụt thu 12.000-14.000 tỉ đồng mỗi năm như dự báo của Chính phủ.

Đây là vấn đề chúng ta phải tính, vừa phải đảm bảo mức thu hợp lý đối với người lao động nhưng cũng không ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách cũng như yêu cầu của thuế TNCN. Vì vậy, tôi cho rằng để bậc thuế, biểu thuế như hiện hành là phù hợp.

- Tôi cho rằng lần này Quốc hội nên có đổi mới mạnh mẽ về chính sách thuế đối với thị trường chứng khoán, phải quyết định là có hay không đánh thuế đối với đầu tư chứng khoán. Cá nhân tôi cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng, để phục vụ cho tái cơ cấu nền kinh tế thì nhu cầu nguồn lực rất lớn, phải tính các giải pháp vực dậy thị trường chứng khoán.

Chúng ta đang có bài học nhãn tiền từ vay vốn ngân hàng khi phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn này. Cho nên phải lấy thị trường chứng khoán làm “bà đỡ” quan trọng để phát triển nền kinh tế. Miễn thuế từ đầu tư chứng khoán sẽ là động lực rất lớn để thị trường này phát triển.

Khi thị trường chứng khoán phát triển ổn định vào năm 2020, nó sẽ là thị trường nòng cốt để tạo cho các thị trường khác có cơ hội phát triển. Nếu cứ để thị trường chứng khoán như hiện nay thì rất khó có thể có nguồn lực, động lực cho tái cơ cấu kinh tế.

Quan điểm của tôi là kinh doanh chứng khoán vẫn thu thuế (ví dụ như hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán, hoạt động mua đi bán lại, lướt sóng trên thị trường), nhưng với đầu tư chứng khoán thì nên miễn (ví dụ như các khoản cổ tức). Hiện nay, số lượng những người đầu tư bình thường lớn hơn rất nhiều những người giao dịch hằng ngày lướt sóng trên thị trường.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý