Bắc Kinh không quan tâm hay lo sợ việc tranh cử của Hillary Clinton?

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Bắc Kinh không quan tâm hay lo sợ việc tranh cử của Hillary Clinton?

Khi Tập Cận Bình đến thăm Hoa Kỳ và đưa ra đề xuất xây dựng “quan hệ cường quốc mới”, bà Hillary đã phản ứng lại một cách hết sức lạnh lùng.

18/04/2015 02:59 PM
235

Cách đây khoảng 3 năm, khi ông Tập Cận Bình được bầu là Tổng bí thư Đảng Cộng Sản kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc và Tổng thống Hoa Kỳ khi đó mới bắt đầu nhiệm kỳ hai của mình ở nước Mỹ thì Đới Bỉnh Quốc – quan chức khi đó là Ủy viên quốc vụ viện, kiêm Tổng thư ký quốc vụ viện (sau này được thay bằng Dương Khiết Trì – người đảm nhiệm các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, trong đó có Biển Đông, Biển Hoa Đông và biên giới Trung - Ấn) đã hỏi Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi đó là bà Hillary Clinton về khả năng tham gia tranh cử tổng thống năm 2016 hay không.

   - Ảnh 1

Đới Bỉnh Quốc và bà Hillary Clinton khi còn đang đương chức

Đới Bỉnh Quốc đưa ra câu hỏi đó với bà Hillary Clinton trong bối cảnh quan hệ Trung – Mỹ đang có những bất đồng và căng thẳng gay gắt sau khi Washington cho phép nhà hoạt động nhân quyền Trương Quang Thành tị nạn chính trị trên đất Mỹ.

Chính sự kiện này cũng đã tạo ra bước cản trở vô cùng lớn đối với đàm phán kinh tế giữa Bắc Kinh và Washington khi đó.

Câu hỏi của một quan chức cao cấp của Bắc Kinh khi đó được xem là một trong những nỗ lực nhằm làm nhẹ đi không khí căng thẳng giữa hai cường quốc Mỹ - Trung.

Khi đó, với câu hỏi của ông Đới Bỉnh Quốc, bà Hillary đã tuyên bố khẳng định rằng sẽ không tranh cử tổng thống sau đó 1 ngày khi trả lời phóng vấn với một nhà báo Mỹ.

Bà Hillary Clinton nói rằng không có lý do thôi thúc bà tiếp tục tranh cử mặc dù bà tỏ ra khá phấn kích khi vấn đề này được các nhà lãnh đạo và truyền thông Trung Quốc quan tâm.

Sự kiện này cũng được xem là lần đầu tiên một quan chức cấp cao hỏi về các ý định tương lai của bà Hillary Clinton kể từ khi bà thất bại trong cuộc đua tìm kiếm chiếc ghế quyền lực nhất ở Nhà Trắng trên cương vị đại diện cho đảng Dân Chủ năm 2008.

Khi ông Đới Bỉnh Quốc đưa ra câu hỏi với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clion cũng chính là lúc bà Hillary đang dẫn trước Tổng thống Obama về tần xuất tiến hành các chuyến công du nước ngoài trên toàn thế giới.

Bà Hillary đã tạo được danh tiếng rất lớn trong việc xây dựng hình ảnh một chính trị gia nhiệt tâm với chiến lược bảo vệ lợi ích quốc gia.

Với giới chuyên gia phân tích chính trị của Trung Quốc, những gì bà Hillary đã làm được xem như những bí mật đã mở trong chiến dịch tranh cử của mình vào năm 2016.

Hôm 12/4/2015 vừa qua, Hillary Clinton đã tuyên bố rằng bà chính thức bước vào cuộc đua giành chiếc ghế Nhà Trắng và sẽ khởi động những chiến dịch đầu tiên trong tháng 5 tới đây.

Ngay lập tức, Trung Quốc đã thể hiện thái độ không quan tâm với những tuyên bố của bà Hillary Clinton.

   - Ảnh 2

Hồng Lỗi

Điều này được thể hiện thông qua tuyên bố của phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Nói trước các cơ quan truyền thông trong nước, quốc tế tại thủ đô Bắc Kinh, Hồng Lỗi nói rằng:

“Bầu cử ở Mỹ là việc nội bộ của Mỹ. Việc duy trì phát triển quan hệ tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là lợi ích của nhân dân và hai quốc gia. Điều đó tốt cho duy trì hoà bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và toàn thế giới”.

Hồng Lỗi nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Mỹ để thúc đẩy các tiến bộ trong việc xây dựng “quan hệ giữa các cường quốc mới”.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra bình luận như vậy khi được báo chí hỏi nhân sự kiện bà Hillary tuyên bố tranh cử tổng thống vào năm 2016.

Theo giới phân tích, có vẻ như Trung Quốc không cảm thấy có cản trở gì khi đưa ra phản ứng như vậy với tuyên bố của bà Hillary Clinton. Bình luận của Hồng Lỗi cũng được cho là phản ứng thường thấy của các quan chức đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Tuy nhiên, lần này, bản thân những bình luận này rõ ràng đã tiết lộ những dự tính chắc chắn của Trung Quốc về ứng cử viên tiềm năng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng sắp tới ở Hoa Kỳ.

Thứ nhấn, Hồng Lỗi lặp lại chính sách không can thiệp và công việc nội bộ của các quốc gia khác như những gì giới chức ngoại giao Bắc Kinh thường hay tuyên bố.

Trong hai cuộc bầu cử tổng thống cũng như bầu cử giữa kỳ tổng thống gần đây nhất trong vòng hơn 8 năm qua, các chính trị gia của Hoa Kỳ liên tục nhắc đến “mối đe doạ từ Trung Quốc”.

Vấn đề này bắt đầu làm nước Mỹ, đặc biệt là trong những cuộc bầu cử chính trị ở Mỹ nóng lên kể từ khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo nhận định của giới nghiên cứu chính trị ở Đài Loan cũng như Trung Quốc, cuộc bầu cử năm 2016 tới đây ở Hoa Kỳ sẽ là một cuộc cạnh tranh giữa những đối thủ mang tư tưởng chống Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc bắt đầu các hành động quyết đoán và mạnh mẽ hơn trên nhiều mặt trận từ kinh tế đến chính trị, quân sự và ngoại giao. Điều này chắc chắn sẽ là một trong những lý do để các ứng viên chạy đua tổng thống Mỹ đưa vào cương lĩnh tranh cử của mình và “Trung Quốc sẽ biến thành cậu bé hứng roi” trong cuộc tổng tuyền cử tại Hoa Kỳ.

Hiện nay, có tổng cộng khoảng 20 ứng viên có thể sẽ tham gia tranh cử trên danh nghĩa thành viên của đảng Cộng Hoà, nhiều hơn khoảng 12 người so với năm 2012. Chắc chắn, chủ đề Trung Quốc và mối đe doạ từ Trung Quốc sẽ là một trong những vấn đề được các ứng viên của các đảng phái khác nhau (Dân Chủ, Lá Chè) đưa ra khai thác nhằm thu hút ảnh hưởng.

   - Ảnh 3

Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Phó thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (ảnh tư liệu)

Một khi những ứng viên của các đảng phái này thắng cuộc, họ sẽ chuyển giao từ lý tưởng sang thực hành chiến lược của mình ở Nhà Trắng.

Khi bà Hillary Clinton còn là Ngoại trưởng Mỹ, bà đưa ra chiến lược “tái cân bằng” ở châu Á Thái Bình Dương. Đương nhiên, với Trung Quốc bà Hillary trở thành nhân vật chính trị tạo ra căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như với Trung Quốc và các quốc gia láng giềng của mình.

Nếu so sánh với các ứng viên khác của đảng Cộng Hoà, bà Hillary Clinton có nhiều mối quan hệ với các quốc gia ở khu vực Thái Bình Dương cũng như nắm các vấn đề ngoại giao khu vực tốt hơn cả thông qua các biện pháp tiếp cận không giống ai.

Cống hiến của bà Hillary với chiến lược xoay trục sang châu Á đã khiến cho ông Obama phải tuyên bố rằng ông là một “Tổng thống Thái Bình Dương” và “thế kỷ 21 là thế kỷ Thái Bình Dương”.

Với những sách lược của mình, nhiều khả năng cao là là Hillary Clinton sẽ thắng cử và điều này sẽ thôi thúc Trung Quốc tiến hành những “triển khai chiến lược” của mình ở khu vực.

Nếu sự thật này diễn ra theo dự đoán thì rất có thể Thái Bình Dương sẽ không yên ổn như cái tên của chính nó. Phát ngôn viên Hồng Lỗi của Trung Quốc cũng đã nhấn mạnh đến tình hình ở Thái Bình Dương, tiếp tục kêu gọi hoà bình, ổn định, thịnh vương ở khu vực và quan trọng hơn cả là Bắc Kinh muốn xây dựng quan hệ cường quốc mới với Hoa Kỳ.

Bắc Kinh cũng đồng thời phát đi lời kêu gọi với dụng ý rằng dù có ai thắng cử đi nữa cũng nên hợp tác với Trung Quốc để cải thiện các mối quan hệ với Trung Quốc để duy trì sự ổn định dài hạn ở khu vực.

Khái niệm “quan hệ cường quốc mới” được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung năm 2013 sau khi bà Hillary Clinton rời nhiệm sở trên cương vị Ngoại trưởng Hoa Kỳ.

Bà Hillary Clinton cũng không phải là tác giả đưa ra khái niệm “quan hệ cường quốc mới” với Trung Quốc và cho đến bây giờ bản thân bà cũng là người chống đối việc xây dựng mối quan hệ mà Trung Quốc đang mong muốn.

   - Ảnh 4

Gia đình của bà Hillary là một gia đình có kinh nghiệm chính trị

Trước đó 1 năm, khi ông Tập Cận Bình đến thăm Hoa Kỳ (tháng 2/2012) và đưa ra đề xuất xây dựng “quan hệ cường quốc mới”, bà Hillary đã phản ứng lại một cách hết sức lạnh lùng.

Sau đó đúng 2 năm, vào tháng 6 năm 2014, Hillary Cinton cho ra mắt cuốn sách mang tên Những lựa chọn khó khăn trong đó khước từ thẳng thừng ý tưởng xây dựng “quan hệ cường quốc mới” của lãnh đạo Trung Quốc.

Bà Clinton nói rằng nếu có một ý tưởng trong đó hình thành nên quan hệ Mỹ - Trung Quốc cùng lãnh đạo thế giới để giải quyết mọi vấn đề thì bà Hillary Clinton đã nói rõ là “Không”.

Khi được hỏi về tin đồn quan hệ Mỹ - Trung phiên bản “G2”, cựu Ngoại trưởng Mỹ nói “Tôi không tin vào tin đồn và ý tưởng (xây dựng quan hệ cường quốc mới với Trung Quốc) là không phù hợp”.

Trong con mắt của các chiến lược gia Trung Quốc, bà Hillary như là một nhân vật “đói khát quyền lực”. Khi còn là Ngoại trưởng, Bắc Kinh coi bà Hillary như một thế lực cản trở Bắc Kinh trong chiến lược xây dựng ảnh hưởng, áp đặt của Trung Quốc với khối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á/ASEAN bởi bà Clinton kêu gọi quốc tế hoá các tranh chấp trên khu vực Biển Đông và ngay cả khi bà rời nhiệm sở Hillary vẫn nỗ lực cho điều đó.

Nhiều chuyên gia dự đoán, nếu bà Hillary Clinton thắng cử, sẽ là một giai đoạn khó khăn đối với sự bành trướng ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quân sự và lãnh thổ của Trung Quốc ở khu vực. Bắc Kinh chắc chắn đang quan ngại và chuẩn bị đối sách khi kịch bản gần như chắc chắn này xảy ra.

Việc bà Hillary Clinton sẽ bắt tay làm ngay nếu trúng cử đó là củng cố quyền lực ở Nhà Trắng, trong đó nhấn mạnh đối sách ngoại giao chiến lược nhằm mục đích nhanh chóng triển khai và duy trì được sự thống trị của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Hoà Bình

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý