"Bách khoa toàn tập" về thuốc tránh thai khẩn cấp

baybeface1 baybeface1 @baybeface1

"Bách khoa toàn tập" về thuốc tránh thai khẩn cấp

Không nên lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp đâu nhé!

16/09/2013 12:32 AM
9,212

Thuốc tránh thai khẩn cấp hoạt động như thế nào?

Thuốc tránh thai khẩn cấp có hoạt động tương tự như thuốc tránh thai hàng ngày. Thành phần của nó bao gồm các loại hormone (chủ yếu là hormone progestin), có tác dụng ngăn cản buồng trứng phóng thích trứng, ngăn cản sự tiếp xúc giữa trứng và tinh trùng. Đồng thời, nó cũng tác động vào màng tử cung, khiến màng tử cung mỏng đi, tránh sự tiếp xúc giữa trứng đã được thụ tinh với màng tử cung.

Tuy nhiên, một điểm khác với thuốc tránh thai hàng ngày chính là nồng độ kích thích tố progestin trong thuốc tránh thai khẩn cấp cao hơn rất nhiều. Vì thế, nó có thể ngăn cản một cách nhanh chóng sự rụng trứng, từ đó tránh được tình trạng thụ thai.

"Bách khoa toàn tập" về thuốc tránh thai khẩn cấp 1

Thời gian uống và hiệu quả của thuốc tránh thai khẩn cấp

Khác với thuốc tránh thai hàng ngày là uống vào một giờ nhất định, thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng trong trường hợp có quan hệ nhưng vẫn chưa sử dụng biện pháp tránh thai nào hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai khác nhưng không thành công (rách bao cao su, quên uống thuốc tránh thai hàng ngày, tính sai ngày an toàn), trường hợp bị cưỡng dâm…

Thuốc có thể phát huy tác dụng trong 36 giờ hoặc 72 giờ sau khi quan hệ, tùy thuộc vào từng loại mà bạn sử dụng. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết, hiệu quả của thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ càng cao nếu uống càng gần thời điểm sau khi quan hệ.

"Bách khoa toàn tập" về thuốc tránh thai khẩn cấp 2

Độ an toàn và tác dụng phụ không thể tránh

Hiện nay, thuốc tránh thai khẩn cấp được coi là một trong những biện pháp tránh thai an toàn. Thậm chí, khoa học còn chứng minh rằng loại thuốc này ít gây hại cho cơ thể hơn cả thuốc tránh thai hàng ngày vì chúng ta không phải sử dụng liên tục mỗi ngày.

Tuy nhiên, giống như các loại thuốc khác, thuốc tránh thai khẩn cấp cũng gây nên những tác dụng phụ không thể tránh. Một số tác dụng phụ thường xuyên gặp phải khi sử dụng biện pháp tránh thai này là đau đầu, chóng mặt, đau ngực, buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng, chảy máu âm đạo, kinh nguyệt thất thường…

Hầu hết các triệu chứng này đều không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chúng mình nên đi khám bác sĩ trong trường hợp bị chảy máu âm đạo hoặc kinh nguyệt rối loạn kéo dài nhé!

"Bách khoa toàn tập" về thuốc tránh thai khẩn cấp 3

Những lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

- Thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn, có thể là 36 giờ hoặc 72 giờ sau khi quan hệ, tùy thuộc từng loại thuốc. Tuy nhiên, để thuốc có tác dụng hiệu quả, các bạn nên uống sớm nhất có thể.

- Tránh dùng thuốc tránh thai khẩn cấp quá 2 lần trong 1 tháng. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là tới khả năng sinh sản của XX.

- Không nên sử dụng thuốc tránh thai trong các trường hợp: mắc bệnh gan nặng, có rối loạn chuyển hóa porphyria, đang sử dụng các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc trị bệnh lao, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc nhuận tràng, chống đông máu, hạ sốt, giảm đau, thuốc điều trị HIV… Các trường hợp này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai khẩn cấp, khiến cho việc tránh thai không còn hiệu quả.

- Thuốc tránh thai khẩn cấp không giúp tránh thai trong trường hợp mang thai ngoài tử cung. Mặc dù đây chỉ là trường hợp hiếm nhưng khi gặp phải các biểu hiện như đau bụng và chảy máu bất thường kéo dài, các bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra ngay nhé!

Bạn có thể xem thêm:
"Bách khoa toàn tập" về thuốc tránh thai khẩn cấp 4

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý