Bãi bỏ Quy hoạch Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

remember1 remember1 @remember1

Bãi bỏ Quy hoạch Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định đang bị phàn nàn là gây khó doanh nghiệp này vừa được Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh ký quyết định bãi bỏ.

05/01/2017 02:48 PM
149

(ĐSPL) – Quy định đang bị phàn nàn là gây khó doanh nghiệp này vừa được Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh ký quyết định bãi bỏ.

Cùng với việc cắt giảm và đơn giản hóa 123 thủ tục hành chính hồi đầu tháng 12, bãi bỏ Thông tư 37 đối với lĩnh vực dệt may, ra mắt Cổng dịch vụ công trực tuyến, sửa đổi Thông tư 07... việc bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo một lần nữa thể hiện quyết tâm của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh với cam kết “ngành Công Thương sẽ đi đầu trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính”.

Bãi bỏ Quy hoạch Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo - Ảnh 1

Thị trường xuất khẩu gạo ngày càng khó khăn. Ảnh minh họa.

Trong bối cảnh tình hình thị trường xuất khẩu gạo khó khăn, cạnh tranh gay gắt, việc bãi bỏ quy định này góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu gạo.
Năm 2016, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã không đạt được mục tiêu đề ra. Giá trị và lượng xuất khẩu mặt hàng này giảm khá mạnh so với cùng kỳ. Chiều đi xuống vẫn là xu thế ám ảnh đối với hạt gạo của Việt Nam.

Trước đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2016 phải đạt được là khoảng 6,5 triệu tấn, tương ứng thành tích xuất khẩu năm 2015. Tuy nhiên, mục tiêu này đã không thể đạt được.

Số liệu được Tổng cục Thống kê vừa công bố, tính đến hết ngày 15/12/2016, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 4,68 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,1 tỷ USD. Lượng và giá trị gạo xuất khẩu giảm khoảng 1,62 triệu tấn và 600 triệu USD so với cùng kỳ năm 2015.

Vào năm 2010, xuất khẩu gạo Việt luôn đạt lượng khoảng 6,3 - 7 triệu tấn/năm, giá trị kim ngạch khoảng 2,7 - 3,3 tỷ USD. Gạo luôn là mặt hàng có kim ngạch cao thứ 3 sau thủy sản, cà phê.

Từ năm 2012, Việt Nam xuất khẩu 7 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 3,6 tỷ USD; năm 2013, xuất khẩu đã có dấu hiệu giảm sút với khoảng 6,5 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,9 tỷ USD; năm 2014, xuất khẩu giảm còn 6,3 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,9 tỷ USD và năm 2015, Việt Nam chỉ giữ mức xuất khẩu 6,5 triệu tấn/năm.

Bối cảnh khó khăn như vậy, việc bãi bỏ các tiêu chí, điều kiện này nhằm loại bỏ các quy định điều kiện kinh doanh không phù hợp với quy định của Luật Đầu tư năm 2014, góp phần đảm bảo tính minh bạch của thể chế, môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo, góp phần thúc đẩy xuất khẩu gạo và tăng cường tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân...

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý