Bài dự thi: Con không muốn... ‘thạc sĩ giấy’ như bố

daikieu daikieu @daikieu

Bài dự thi: Con không muốn... ‘thạc sĩ giấy’ như bố

Có hai câu chuyện kể về lời khuyên của bố và hai cách ứng xử khác nhau của những người con trước những lời khuyên của đấng sinh thành.

27/06/2016 04:49 PM
338

Câu chuyện thứ nhất: Ông nội đặt tên cho cháu

Hai vợ chồng trẻ sinh con. Trước khi đứa bé chào đời, việc đặt con tên gì cũng đã được gia đình bàn bạc rất nhiều. Vợ chồng thích đặt cho cậu con trai với cái tên vừa đẹp vừa phù hợp với sự tiến bộ của thời đại. Ông nội cũng muốn giành quyền đặt tên. Với cái tên vợ chồng đặt, ông không thích. Ông bàn hai vợ chồng đặt tên khác, cái tên ít trùng với nhiều người. Quả thật với cái tên ông đặt, thời đại này ít bị “đụng hàng”.

Song, nếu như cái tên đẹp mà ít trùng tên người khác thì không bàn luận làm gì. Còn cái tên ông đặt, tuy không phải là xấu nhưng thời này phải nói rằng “khan hiếm người đặt”.

  Bài dự thi: Con không muốn... ‘thạc sĩ giấy’ như bố - Ảnh 1

Hai vợ chồng không hài lòng lắm về cái tên ấy, nhưng vì ông nội phán, nếu không đặt tên ấy thì ông sẽ không làm đầy tháng hoành tráng cho cháu, vợ chồng tự làm lấy. Thuận theo ý ông, vợ chồng đồng ý đặt tên như thế.

Tại sao vợ chồng không đặt tên con mà mình thích? Không biết đứa trẻ lớn lên có thực sự hài lòng với cái tên như thế không?... Thời đại này, cái tên cũng khá quan trọng, nên đặt tên con cũng cần phải làm thế nào cho phù hợp.

Câu chuyện thứ hai: Học thạc sĩ ở nước ngoài

Cô con gái sắp ra trường, người bố khuyên con nên ra nước ngoài học để lấy cái bằng thạc sĩ rồi quay về nước làm việc. Người con trả lời: “Bố ạ, đã giỏi thì học ở đâu cũng giỏi. Con không muốn thạc sĩ giấy như bố!”. Cô con gái được mọi người nhận xét là rất cá tính. Cô bé nói phải. Có lẽ đặt trường hợp mình vào hoàn cảnh của cô bé, người khác sẽ hiểu vì sao cô bé không muốn làm theo lời khuyên của bố.

Đâu cần phải sính bằng cấp. Đâu cần phải khoác trên mình cái vỏ thạc sĩ, tiến sĩ. Chính cái bằng thạc sĩ của người bố “học rồi để đó” thì học làm gì. Học mà không hành thì chẳng có tác dụng. Bởi vậy, người con nói như thế là chí phải. Mình hơn người cái bằng, còn cái đầu chưa hẳn bằng người ta. Mình ra oai là thạc sĩ, chưa hẳn hơn gì cử nhân.

Lắm người sính bằng để hơn người, vì bệnh sĩ để rồi lắm thạc sĩ giấy, tiến sĩ giấy.
Thực tế cho thấy, không phải con cái cứ khư khư nghe lời bố mẹ là đúng. Con cái luôn biết kính trọng đấng sinh thành, luôn ghi nhớ công ơn sinh thành của bố mẹ. Tuy nhiên, có những lời khuyên của bố mẹ, nếu không phù hợp thì con cái không nên làm theo, bởi làm theo dẫn đến những điều không hay sẽ diễn ra trong tương lai.

Thế hệ trẻ ngày nay cần sống có bản lĩnh, giữ vững lập trường đúng đắn của mình. Ông cha ta đúc kết rằng: “Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”, đó là lòng kiên định, là bản lĩnh của con người.

Thái Hoàng

https://www.facebook.com/cuocthivietvegiadinh/

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý