Bài dự thi: Hạnh phúc từ bầu không khí yêu thương trong gia đình

daikieu daikieu @daikieu

Bài dự thi: Hạnh phúc từ bầu không khí yêu thương trong gia đình

Đã biết bao gia đình đổ máu, tổn thương chỉ vì lời nói vô tình trong lúc tức giận dành cho nhau. Họ không nghĩ lời nhẹ nhàng xuất phát...

30/05/2016 05:49 PM
26

1. Cần lắm sự tế nhị, xã giao trong gia đình

Chúng ta thường chú ý xã giao ngoài xã hội hơn xã giao trong gia đình, chúng ta tỏ ra tế nhị dịu dàng với khách hàng, đồng nghiệp hơn dùng sự tế nhị, dịu dàng cho cha mẹ, ông bà và người trong nhà. Chúng ta cứ nghĩ, đã là người nhà rồi cần gì lời xã giao sáo rống, nhưng than ôi...

Đã biết bao gia đình đổ máu, tổn thương chỉ vì lời nói vô tình trong lúc tức giận dành cho nhau. Họ không nghĩ lời nhẹ nhàng xuất phát từ tâm yêu thương sẽ là sự tử tế, dịu dàng và là con đường tốt đẹp nhất để bày tỏ tình cảm, trao đổi cảm xúc giũa các thành viên trong gia đình, nếu có mâu thuẫn cũng có thể giải quyết nhẫn nhịn và lắng nghe nhau hơn là sự quạu cọ, bực tức.

  Bài dự thi: Hạnh phúc từ bầu không khí yêu thương trong gia đình - Ảnh 1

Văn hóa Việt Nam trọng chữ hiếu thuận và chữ lễ phép trong gia đình ra ngoài xã hội; chúng ta thường dạy trẻ nhỏ trước khi đi đâu phải chào cha mẹ, ông bà, người lớn trong nhà mới đi, ăn cơm phải mời thứ tự hết thành viên trong nhà mới ăn, tuy nó dài dòng, nhưng chính cái lễ ấy là cội nguồn sinh ra cái hiếu và cuội nguồn sinh ra sự tế nhị, dịu dàng trong gia đình.

Giờ đây việc này càng ít đi và thay vào đó là hai thái cực diễn ra: một là: sự thoải mái trong “ăn nói” với người nhà, hai là không nói, việc nói chuyện, tâm sự tỉ tê với người trong gia đình ít đi; dẫn đến nghịch lý khi con cái có chuyện buồn không tìm cha mẹ tâm sự được, chỉ tìm bạn tâm sự thôi.

Chúng ta đang khuyên các phụ huynh nên làm bạn với con, lắng nghe con nói, nhưng điều đó thật khó nếu như chúng ta chưa tự trau dồi cho mình năng khiếu truyền thông, nói chuyện tỉ tê trong gia đình, biểu hiện thông qua sự đối xử tế nhị, dịu dàng với các thành viên trong gia đình với người hôn phối trực tiếp với mình, và đó cũng là cách truyền thông để cho con cái nhìn thấy và làm theo.

Nếu chúng suốt ngày thấy bố mẹ caãi vã, hay thấy bố mẹ chẳng nói với nhau lời nào, hoặc nếu nói chuyện cũng nói theo cách người nhà, sao cũng được, không đầu không đuôi, không có sự tế nhị gì hết thì làm sao chúng hình thành được thói quen xử xự nhẹ nhàng tế nhị, và chúng sẽ đi tìm người khác ngoài bố mẹ, gia đình để tâm sự là điều tất yếu.

Đó chưa kể những tư tưởng xấu của bố mẹ ảnh hưởng đến chúng, những cảm xúc khó chịu vô tình chúng ta bộc lộ đã len lỏi vào trong đầu chúng, và không hiểu sao bố mẹ chúng bực bội cáu gắt thì tâm trạng của con cái cũng không thoải mái; ảnh hưởng dòng cảm xúc qua lại lẫn nhau là điều bình thường; nếu bố mẹ giữ được dòng cảm xúc tốt thì sẽ tạo ra bầu không khí yêu thương trong gia đình, và có thể nâng đỡ con mình khi chúng có dòng cảm xúc xấu xâm chiếm.

Đây là nhu cầu và một số nơi bố mẹ đã biết đi học kỹ năng làm chủ cảm xúc, tạo ra bầu không khí yêu thương để dạy dỗ con gái tốt hơn, làm cho gia đình tốt hơn. Nhưng việc này không nhiều, một số người biết nó quan trọng nhưng không có thời gian đi học; thực ra chúng ta có thể không đến các lớp kỹ năng đó; mỗi ông bố, bà mẹ tự biết sửa đổi, chăm sóc cảm xúc của mình, không để cảm xúc của mình làm xám xịt bầu không khí trong gia đình và luôn khởi tâm niệm yêu thương, tâm niệm nhẫn nhịn khi có xung đột xảy ra thì cuộc sống gia đình sẽ hài hòa hơn.

2. Biết cách tạo ra bầu không khí yêu thương trong tâm hồn mình, lấy đó để nuôi lớn tình yêu thương trong gia đình

Gia đình nào cũng có sự yêu thương che chở dù ít hay nhiều, có người may mắn lớn lên từ bé có cha mẹ đầy đủ, có người lại thiếu cha, hoặc thiếu mẹ, có người không cha không mẹ lớn lên từ trại mồ côi...., tuy sinh ra lớn lên trong hoàn cảnh nào, người sinh ta ra, người nuôi dưỡng ta lớn và nơi ta lớn lên, đều có thể gọi là gia đình; có những em gia đình của họ chính là trại trẻ mồ côi, nhưng các em vẫn sống tốt, vẫn biết nuôi dưỡng được bầu không khí yêu thương trong tâm mình.

  Bài dự thi: Hạnh phúc từ bầu không khí yêu thương trong gia đình - Ảnh 2

Hãy để tình yêu thương trong tâm mình sưởi ấm gia đình mình.


Ngược lại có những em có cha mẹ đầy đủ được bao bọc yêu thương nhưng lại không có được một tâm hồn yêu thương vẫn chãi; khác nhau ở họ là họ không biết tạo ra bầu không khí yêu thương trong tâm mình. Họ cứ sống trong sự bao bọc của gia đình của cha mẹ, như thế cứ êm đềm hưởng thụ, tận hưởng; vô tư tận hưởng tình yêu thương sự cho đi từ gia đình cho họ, đến một lúc nào đó gia đình đổ vỡ không còn nữa, họ sống trong môi trường khác và rồi chịu không được, suy sụp xảy ra.

Thật ra tại ta trong quá trình sống trong gia đình chỉ lo hưởng thụ, nhận tình yêu thương từ gia đình mà không biết tận dụng tình yêu thương đó để tạo ra bầu không khí yêu thương trong tâm mình, khi mình tạo ra môi trường yêu thương trong tâm đủ lớn vững chãi, thì khi chúng ta rời xa môi trường gia đình, ra ngoài xã hội, ta cũng có vốn liếng yêu thương trong tâm mình rồi.

Phạm Thị Lan Anh


https://www.facebook.com/cuocthivietvegiadinh/

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý