Báo Mỹ lật tẩy 'vũ khí bí mật' của Trung Quốc ở Biển Đông

mesu mesu @mesu

Báo Mỹ lật tẩy 'vũ khí bí mật' của Trung Quốc ở Biển Đông

Với 50.000 tàu cá được trang bị hệ thống định vị vệ tinh để liên lạc với Hải giám, Hải cảnh, Trung Quốc đang có một đội quân vô cùng đông đảo để đổ bộ vào vùng biển của bất kỳ nước nào.

31/07/2014 07:38 AM
2,120

Tờ The National Interest vừa đăng bài viết của biên tập viên Harry J. Kazianis, đồng thời là một thành viên cao cấp tại Viện Chính sách Trung Quốc về sự khuyến khích và hỗ trợ của chính quyền Trung Quốc cho hoạt động đánh bắt cá của ngư dân trong vùng Biển Đông. Tác giả gọi chiến lược này là ngoại giao “cần câu cá”. Cụ thể bài báo như sau:

Trước sự gia tăng về sức mạnh quân sự của Trung Quốc cùng với những chiến thuật “tích tiểu thành đại” để làm thay đổi trạng thái hiện tại ở Biển Đông, chúng ta lại không hiểu được những chiến lược mà Bắc Kinh đang sử dụng. Tuy nhiên, nhờ vào một báo cáo gần đây của Reuters, sự nỗ lực tăng cường của Trung Quốc để thay đổi tình trạng trong nước đã trở nên rõ ràng hơn.

 - Ảnh 1

Tàu cá Trung Quốc.

Trung Quốc thực tế không chỉ dùng "ngoại giao cây gậy nhỏ" mà giờ còn thêm "ngoại giao cần câu cá”. Chủ quyền của một quốc gia thể hiện qua các hoạt động sống bình thường trong phần lãnh thổ của nó, chẳng hạn đơn giản như việc đánh bắt cá. Chiến lược của Trung Quốc có lẽ rất hoàn hảo nhưng cũng không tránh khỏi những cuộc đối đầu với các nước láng giềng ở Biển Đông trong tương lai gần.

Tấm bản đồ đường 9 đoạn của Trung Quốc cho thấy mục đích nuốt trọn toàn bộ Biển Đông. Trong đó, việc hạ đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 và tạo ra một quân đội đẳng cấp thế giới với khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) là nhằm ngăn chặn đối thủ mạnh hơn trong trường hợp xảy ra xung đột.

Bài báo của Reuters viết:

“Trên phía Nam đảo Hải Nam của Trung Quốc, một thuyền trưởng tàu cá chỉ cho phóng viên Reuters về cái tàu cũ của ông. Tuy nhiên, trên tàu ông ta lại có một bộ thiết bị công nghệ cao, một hệ thống định vị vệ tinh có thể liên kết trực tiếp đến hệ thống bảo vệ bờ biển của Trung Quốc. Những công cụ này sẽ hoạt động mỗi khi tàu cá của ông gặp thời tiết xấu hoặc thấy tàu tuần tra của Philippines hay Việt Nam xuất hiện trên vùng lãnh thổ căng thẳng ở Biển Đông.

Theo truyền thông chính thức, vào cuối năm ngoái, hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu  “cây nhà lá vườn” của Trung Quốc đã được cài đặt trong trên khoảng 50.000 tàu thuyền đánh cá. Trên đảo Hải Nam, cửa ngõ của Trung Quốc ra Biển Đông, những thuyền trưởng chỉ phải trả không quá 10% chi phí thiết bị, vì phần còn lại chính phủ đã thanh toán.”

Như vây, Trung Quốc đang giúp đỡ ngư dân đánh bắt trong vùng biển diễn ra căng thẳng. Nếu họ gặp rắc rối, sẽ có một đường dây nóng trực tiếp tới Bắc Kinh. Theo báo cáo của Quartz, Trung Quốc có 695.555 tàu cá, dù tất cả các tàu này không ra Biển Đông nhưng chắc chắn sẽ có nhiều hơn tương lai gần.

Bài viết tiếp tục lưu ý:

“Dấu hiệu này cho thấy sự hỗ trợ ngư dân về mặt tài chính ngày càng tăng của Trung Quốc, nhằm giúp nước này tiến sâu hơn vào vùng biển Đông Nam Á để tìm kiếm ngư trường mới gần lãnh thổ.

Đội trưởng và một số ngư dân khác nói với phóng viên Reuters trong cuộc phỏng vấn tại cảng Tanmen rằng: Chính quyền Hải Nam còn khuyến khích ngư dân đi thuyền đến khu vực tranh chấp, và đồng ý trợ giá nhiên liệu để họ thực hiện các chuyến đi. Các tàu cá của Trung Quốc được chuyển từ sở hữu tư nhân thành tàu thương mại thuộc các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán và đang trên tuyến đầu của một trong những điểm nóng của Châu Á.”

Việc đề cập đến các cổ phiếu của những tàu cá xuống cấp cũng được quan tâm. Trong khi vấn đề của dân tộc, giao thông đường biển mang lại lợi nhuận trị giá hàng nghì tỷ USD, cũng như dầu và khí đốt tự nhiên thường được đề cập đến khi căng thẳng gia tăng, rất nhiều lần, cổ phiếu của những tàu cá có giá trị thường bị lãng quên nhưng vẫn được Trung Quốc sử dụng để đối phó với lời tuyên bố chủ quyền của các quốc gia khác. Thật vậy, bài báo này đã đề cập đến nghiên cứu của Cục quản lý Đại Dương Trung Quốc cho biết cổ phiếu của những tàu cá này đang bị tụt giảm.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã sử dụng nhiều tài sản không thuộc hải quân và không quân khác nhau để thúc đẩy tuyên bố trong khu vực tranh chấp. Đặc biệt là, Trung Quốc còn hỗ trợ hoàn toàn cho ngành công nghiệp đánh bắt để thúc đẩy các tuyên bố và họ có thể thúc đẩy đến mức như thế nào:

“Một vài ngư dân có tàu riêng cho biết, các quan chức Hải Nam khuyến khích họ đánh cá ở các ngư trường xa xôi như Trường Sa, khoảng 1.100 km về phía nam.

Thuyền trưởng nói rằng ông sẽ nhanh chóng tới đó sau khi tàu của ông được sửa chữa xong. Ông còn nói, “Tôi đã đến đó nhiều lần”. Ông cùng các ngư dân khác xin giấu tên bởi vì sự lo lắng hậu quả của cuộc thảo luận về các vấn đề nhạy cảm trên biển với một nhà báo nước ngoài.

Một ngư dân khác đang nằm nghỉ trên võng cùng con thuyền mang theo những vỏ sò khổng lồ từ quần đảo Trường Sa cho biết thuyền trưởng được hỗ trợ nhiên liệu cho mỗi chuyến đi. Với mỗi động cơ 500 mã lực, thuyền trưởng sẽ được nhận từ 2.000-3.000 tệ (khoảng 320-480 USD) mỗi ngày, người này nói.

“Chính phủ nói với chúng tôi nơi cần đến và trợ cấp nhiên liệu theo kích thước động cơ”.

Một đội trưởng về thời tiết cũng nói: "Các nhà chức trách hỗ trợ đánh bắt cá ở Biển Đông để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc.””

Liệu chiến thuật ngoại giao "cần câu cá" của Trung Quốc có thể giành chiến thắng trên Biển Đông? Chúng ta hãy chờ xem.

Quế Nguyễn

Xem thêm video clip : Nạn nhân đầu tiên vụ MH17 đã được nhận dạng

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý