Báo Nhật nhận định: Dễ xuất hiện đảo chính ở Bình Nhưỡng

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Báo Nhật nhận định: Dễ xuất hiện đảo chính ở Bình Nhưỡng

Báo của Nhật Bản dẫn lời 1 quan chức ngoại giao nói về các biểu hiện lạ của ông Kim Jong Un.

23/05/2015 03:09 PM
384

   - Ảnh 1

Nhà lãnh đạo tối cao của Bắc Triều Tiên - ông Kim Jong Un

Đa Chiều - một trong những tờ báo nổi tiếng của cộng đồng người Hoa tại Mỹ đưa tin cho biết, thông qua một loạt các vụ thanh trừng, xử tử các quan chức cao cấp ở Bình Nhưỡng có thể nhận thấy rằng dường như nhà lãnh đạo Kim Jong Un đang đang đẩy giới hạn kiểm soát của mình trên cấp độ quốc gia.

Tờ Đa Chiều cũng đã trích dẫn thông tin được tờ Nikkan Gendai có trụ sở tại Nhật Bản cho biết những dự báo của cơ quan truyền thông này về tương lại của chế độ chính trị ở Bình Nhưỡng, đồng thời cũng tiết lộ một số biểu hiện lạ của nhà lãnh đạo Kim Jong Un thông qua mô tả của một quan chức ngoại giao của Nhật Bản.

Hôm 20/5/2015 vừa qua, Nikkan Gendai trích dẫn tiết lộ của một đại sứ Nhật ở Bắc Triều Tiên cho biết:

"Tôi đã có cơ hội quan sát Kim Jong Un ở cự ly gần trong một sự kiện thể thao mà ông ta có tham dự. Ông ta (Kim Jong Un) xuất hiện với dáng vẻ mệt mỏi và căng thẳng. Điều đó thể hiện ngay trên khuôn mặt. Hình ảnh đó khiến tôi nghĩ ngay đến những nhân vật lãnh đạo ở Đông Âu cuối thập niên 1980".

Tháng 4 năm 2015 vừa qua là dấu mốc kết thúc 3 năm lãnh đạo trên cương vị Thư ký thứ nhất của Đảng Lao động Bắc Triều Tiên và đến nay ông ta vẫn chưa đi thăm bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Báo của Nhật Bản cho rằng về mặt ngoại giao, Bắc Triều Tiên đang ngày càng thể hiện sự cô lập với thế giới bên ngoài. Hai đồng minh thân cận nhất của Bắc Triều Tiên là Nga và Trung Quốc đều có mối quan hệ lạnh nhạt với Bình Nhương.

Với Trung Quốc, lý do khiến quan hệ với Bắc Triều Tiên trở nên ảm đạm là vì Bình Nhưỡng đã xử tử Jang Sung-taek - chú họ của Kim Jong Un - người thân Trung Quốc nhất trong số các quan chức hàng đầu của nước này.

Còn với Nga, việc Kim Jong Un không xuất hiện ở Moscow tham gia lễ diễu binh mừng 70 năm Ngày chiến thắng cũng có thể là dấu mốc cho thấy quan hệ Bắc Triều Tiên - Nga sẽ không có gì hơn quan hệ với Trung Quốc.

Báo Nikkan Gendai của Nhật Bản nhận định, vị thế cô lập này đã đẩy Kim Jong Un cần phải hành động mạnh hơn để củng cố quyền lực trong nước, thậm chí cảnh giác và không tin tưởng cả những quan chức thân cận nhất của ông ta.

Sau một số sự kiện chính trị ở Bắc Triều Tiên, Kim Jong un ngày càng đánh mất lý trí của mình qua các vụ xử tử các quan chức mà ông ta nghi ngờ.

Theo thống kê của báo Nhật, năm 2013 Kim Jong Un xử tử 10 quan chức, năm 2014 là 14 người và tính đến thời điểm này của năm 2015, ít nhất 15 quan chức đã bị xử tử.

Nhiều quan chức cấp cao bị xử tử mà không công bố các phiên tòa luận tội cho thấy Kim Jong Un cảm thấy không cần thiết phải cân nhắc các quyết định của ông ta và vụ việc Bộ trưởng quốc phòng Bắc Triều Tiên Hyon Yong-chol gần đây cũng là một ví dụ.

Báo của Nhật Bản khẳng định vụ hành quyết ông Hyon Yong-chol chỉ kéo dài đúng 3 ngày kể từ lúc bắt giam đến xử tử.

Bên cạnh nhiều chi tiết và vụ việc cụ thể, tờ Nikkan Gendai nhận định rằng với tình hình này, một cuộc đảo chính rất có thể đang nhem nhóm trong bầu không khí ở Bình Nhưỡng bất chấp vẻ bề ngoài hiện nay của các quan chức dưới quyền của Kim Jong Un hiện nay là "trung thành và tuyệt đối trung thành" với ông ta.

Báo của Nhật cũng cho rằng, có khá nhiều quan chức Bắc Triều Tiên hy vọng rằng hợp tác với Trung Quốc sẽ giúp Bắc Triều Tiên thịnh vượng hơn nhưng Bắc Kinh rõ ràng chưa muốn làm điều này với Kim Jong Un, bằng chứng cụ thể là TQ đã từ chối đề nghị gia nhập dự án Ngân hàng cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) của Bình Nhưỡng.

Báo của Nhật Bản cuối cùng đưa ra nhận định rằng ông Kim Jong Un có thể sẽ bị lật đổ trong tương lai gần nếu xu hướng hành động của nhà lãnh đạo này không chấm dứt.

Hòa Bình

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý