Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 2 bảo tải khỉ đi tiêu thụ

remember1 remember1 @remember1

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 2 bảo tải khỉ đi tiêu thụ

Đang trên đường vận chuyển 4 cá thể khỉ đã chết đi tiêu thụ, một đối tượng ở huyện Thanh Chương, Nghệ An đã bị công an phát hiện và bắt giữ.

12/04/2017 04:49 PM
140

Đang trên đường vận chuyển 4 cá thể khỉ đã chết đi tiêu thụ, một đối tượng ở huyện Thanh Chương, Nghệ An đã bị công an phát hiện và bắt giữ.

Báo Trí thức trẻ dẫn lời ông Nguyễn Đình Dần - Đội trưởng Đội cảnh sát giao thông đường mòn Hồ Chí Mình (thuộc phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nghệ An) cho biết, vào ngày 11/4, tổ công tác đang làm nhiệm vụ tại địa bàn xã Thanh Hà (huyện Thanh Chương, Nghệ An) thì nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về một đối tượng khả nghi vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm đi trên đường mòn HCM để tiêu thụ.

Khi phát hiện một người đàn ông điều khiển chiếc xe máy mang BKS 38F6 - 7013 có biểu hiện tình nghi, tổ công tác đã ra tín hiệu dừng phương tiện kiểm tra.

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 2 bảo tải khỉ đi tiêu thụ - Ảnh 1

Tang vật 4 cá thể khỉ (Ảnh: báo Dân trí)

Theo báo Dân trí, qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trên xe chở 4 cá thể khỉ đã chết có tổng trọng lượng là 36kg, được đựng trong 2 bao tải.

Cùng đưa tin, báo Infonet cho hay, tại cơ quan điều tra, đối tượng khai là Vũ Văn Bảy (SN 1957, trú tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương). Tại thời điểm kiểm tra, ông Bảy không xuất trình được các giấy tờ hợp lệ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số hàng hóa nói trên.

Ngay sau đó tổ công tác đã tiến hành lập biên bản, bàn giao phương tiện và tang vật cho Công an huyện Thanh Chương để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Điều 190, Luật Hình sự năm 1999 quy định về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm:

1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (2009)

Luật này bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2010 và Điều 190 được sửa đổi thành Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Theo đó, Luật bổ sung thêm hành vi nuôi, nhốt và vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể của loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Mức phạt cao nhất cũng tăng lên 500 triệu đồng hoặc 7 năm tù giam.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.


(Tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý