Bé gái chết bất thường: Ai phải chịu trách nhiệm?

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Bé gái chết bất thường: Ai phải chịu trách nhiệm?

Trách nhiệm có hai phần, phần chuyên môn và thái độ của bệnh viện với người bệnh, nói theo ngôn ngữ thông thường là y đức.

22/10/2014 08:01 PM
584

Bé gái chết bất thường vì điều dưỡng... bận!

Theo tường trình của Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai, chiều 21/10, Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai đã có trong kíp trực ngày 20/10.

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai, ông Đỗ Văn Vy cho hay, kíp trực Khoa Ngoại ngày 20/10/2014 có bác sĩ Vũ Danh Tấn (Phó giám đốc bệnh viện, trực lãnh đạo), bác sĩ Đặng Thị Thu Hương, bác sĩ gây mê hồi sức Đỗ Duy Dương, hai điều dưỡng viên là Nguyễn Phú Trung và Bùi Thị Thúy.

Theo ông Vy, bệnh nhân H.N (10 tuổi, ở xóm 10, xã Thạch Thán, huyện Quốc Oai) nhập viện vào hồi 6h30 ngày 19/10, trong tình trạng đau bụng.

Ngay sau đó, bệnh nhân đã được bác sĩ Nguyễn Văn Hùng chuẩn đoán rối loạn tiêu hóa chưa loại trừ viêm ruột thừa. Nhân viên y tế đã truyền dịch cho bệnh nhân. 7h cùng ngày, bác sĩ Nguyễn Duy Chiến nhận trực và thăm khám cho bệnh nhân. Cháu bé cho biết đang bị đau bụng vùng cạnh rốn bên phải. Ấn hố chậu phải không đau, không có phản ứng, nhiệt độ 30 độ. Bác sĩ chỉ định truyền dịch và cho uống kháng sinh.

14h cùng ngày, bệnh nhân có biểu hiện đau vùng bụng quanh rốn, tiến hành siêu âm 2 lần, kết quả cho thấy quai ruột tăng nhu động. Đến 2h ngày 20/10, bệnh nhân tỉnh, ho húng hắng, đau vùng bụng quanh rốn và hạ vị. Thân nhiệt bệnh nhân là 39 độ. Bác sĩ chỉ định truyền dịch và uống thuốc hạ sốt. Sau đó, cháu bé hạ sốt.

Khoảng 8h ngày 20/10, bác sĩ Vũ Danh Tụ trực tiếp khám cho bệnh nhân, lúc này cháu bé tỉnh, da hồng, thân nhiệt 39 độ, nôn dịch màu vàng, bụng mền, hố chậu phải đâu chưa có phản ứng. Bệnh nhân được chỉ định truyền dịch và tiêm kháng sinh amoxilin Clavunat 1,2g và uống thuốc paracetamol, Fudilac.

Khoảng 4h15 ngày 21/10, bệnh nhân có biểu hiện lơ mơ, gọi hỏi đáp ứng chậm. bệnh nhân đã báo cáo và được kíp trực kiểm tra chỉ số sinh tồn. Tại thời điểm này, cháu bé có thân nhiệt 38.8 độ, nhịp tim 95 lần/phút, huyết áp 80/40. Ngay sau đó, nhân viên y tế tiến hành cấp cứu, cho bệnh nhân thở oxy, duy trì truyền dịch, tiêm medision 40 mg. Bên cạnh đó, nhân viên y tế đặt monitor theo dõi chỉ số mạch, huyết áp, nhiệt độ. Tuy nhiên, bệnh nhân lại có diễn biến co giật nên kíp trực tiến hành mời lãnh đạo bệnh viện hội chẩn. Sau khi hội chẩn cấp cứu, bệnh nhân được tiêm sedusen 10mg, đặt canuyn, duy trì thở oxy. Tiến hành làm điện tim cho bệnh nhân, kết quả cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất. Bệnh nhân được chuẩn đoán theo dõi viên màng não và tiêm thuốc digoxin.

Kíp trực tiên lượng bệnh nhân rất nặng và diễn biến nhanh nên báo cáo Ban giám đốc Bệnh viện. Đến 5h40, bệnh nhân thở ngáp cá, tim nhanh nhỏ, tím các đầu chi... Mặc dù được nhân viên y tế cấp cứu nhưng bệnh nhân không qua khỏi...

Làm việc với PV báo Người đưa tin, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai, ông Đỗ Văn Vy cho hay, ngay sau khi xảy ra sự việc, Ban giám đốc đã yêu cầu nhân viên y tế ca trực viết bản tường trình.

Tại bản tường trình, điều dưỡng viên Nguyễn Phú Trung trình bày: “Ngày 20/10, tôi có tham gia ca trực từ 16h30 đến 19h cùng ngày. Lúc này người nhà bệnh nhân N. có báo cáo nhân viên y tế đề nghị xem xét chuyển viện vì cháu bé không tiến triển, nhưng tôi đã giải thích với gia đình rằng để theo dõi thêm”.

“Tôi đã sai vì không báo cáo bác sĩ trực về việc người nhà đề xuất chuyển viện. Do bệnh nhân đông và phải tham ca gia mổ. Khoảng 4h20 phút ngày 21/10 gia đình thấy cháu bé lả đi nên có báo cáo với nhân viên y tế. Lúc đó tôi đang nghỉ ở buồng trực điều dưỡng, nên cùng với các y bác sĩ đã đến cứu chữa bệnh nhân nhưng không kịp” – điều dưỡng viên Trung viết.

 - Ảnh 1

Bản tường trình của điều dưỡng viên Nguyễn Phú Trung.

Điều dưỡng viên Trung khẳng định có việc người nhà bé H.N năm lần bảy lượt yêu cầu được xuất viện lên tuyến trên. Tuy nhiên vì công việc tại bệnh viện hôm đó bận nên không báo cáo với các bác sĩ trực về chuyện này.

Bác sĩ Vũ Danh Tấn - Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai cho biết, khi người nhà kéo đến bệnh viện yêu cầu làm rõ cái chết của cháu bé, Ban giám đốc bệnh viện đã làm việc với gia đình và thống nhất làm rõ và xử lý nghiêm. Được bệnh viện và cơ quan chức năng cam kết, động viên, người nhà nạn nhân đã bớt bức xúc và trở về nhà.

Trách nhiệm của ai và ở đâu?

Vấn đề hiện nay cần xác định trách nhiệm của Bệnh viện đến đâu?

Về chuyên môn, để xác định trẻ tử vong do bệnh viện không cấp cứu kịp thời là chưa có cơ sở vì cần phải xác định chính xác nguyên nhân tử vong, dựng lại thời gian và diễn biến của tai biến mới kết luận được. Nếu trẻ tử vong trước khi vào viện, tử vong do bất khả kháng, trách nhiệm chuyên môn của bệnh viện là không đáng kể. Dẫu có sai sót trong quá trình tiếp đón và xử lý tai biến nhưng sai sót này không dẫn đến tử vong cho trẻ. Nhưng nếu tai biến xảy ra và có hậu quả nghiêm trọng do cấp cứu không kịp thời, không có bác sĩ, không áp dụng phác đồ cấp cứu theo quy định thì trách nhiệm của bệnh viện sẽ rất lớn, vi phạm Điều 242 (BLHS). Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.

“1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 của Bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Vì vậy cần sớm có kết luận của các cơ quan có trách nhiệm về nguyên nhân tử vong của trẻ. Việc không báo cáo và không có bác sĩ tiếp và xử lý tai biến là sai sót nghiêm trọng về y đức, sai với các quy định về xử lý tai biến của Bộ Y tế. Việc làm này có thể sẽ bị xử lý hành chính theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (nghị định 176/2013/NĐ-CP).

Vi phạm quy định về chuyên môn kỹ thuật (Điều 30 nghị định 176/2013/NĐ-CP)

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập hoặc lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật;

b) Không lập hoặc lập sổ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật;

c) Không ghi sổ y bạ theo dõi điều trị đối với người bệnh điều trị ngoại trú;

d) Không thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, bệnh án theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không giải quyết đối với người bệnh không có người nhận theo quy định của pháp luật;

b) Không giải quyết đối với người bệnh tử vong theo quy định của pháp luật;

c) Không thực hiện việc trực khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hội chẩn khi bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Không thực hiện hội chẩn khi đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi;

c) Không tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hành vi không chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp khi tình trạng người bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa mà không được sự đồng ý của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh, trừ trường hợp không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh mà nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh;

b) Không bảo đảm đầy đủ số lượng và chất lượng các phương tiện vận chuyển cấp cứu, thiết bị y tế, dụng cụ y tế và cơ số thuốc cấp cứu.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh gây ra tai biến cho người bệnh.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.”

Chính vì vậy, gia đình bệnh nhân cần hợp tác với Bệnh viện để sớm có kết luận về nguyên nhân tử vong của trẻ. Sau khi có kết luận, gia đình bệnh nhân có thể tố cáo với cơ quan điều tra về hành vi vi phạm các quy định về khám chữa bệnh gây hậu quả nghiêm trọng của Bệnh viện hoặc khởi kiện tại tòa án dân sự để yêu cầu Bệnh viện chịu trách nhiệm dân sự về những thiệt hại của gia đình.

Luật Gia Đồng Xuân Thuận

Xem thêm video clip : 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý