Bệnh dính âm hộ (dính môi bé) ở trẻ em

remember1 remember1 @remember1

Bệnh dính âm hộ (dính môi bé) ở trẻ em

Âm hộ là bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ bao gồm hai môi lớn và hai môi bé. Những bộ phận trên nằm chắn ở phía trước cửa âm đạo và lỗ tiểu.

21/04/2012 04:48 PM
11,120

Âm hộ là bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ bao gồm hai môi lớn và hai môi bé. Những bộ phận trên nằm chắn ở phía trước cửa âm đạo và lỗ tiểu.

Bình thường thì hai môi bé tách biệt nhau tạo ra khoảng trống ở giữa. Nhưng ở một số bé gái thì hai môi bé lại dính vào nhau chỉ để ra một khoảng trống nhỏ giữa chúng thậm chí trong một số trường hợp hầu như bịt kín. Hiện tượng này được gọi là dính âm hộ. Dính âm hộ thường xảy ra ở trẻ gái từ 6 tháng đến 6 tuổi.

Dính âm hộ không gây đau cũng không làm cho bé khó chịu và thường thì không gây biến chứng gì. Hai môi nhỏ sẽ tách rời nhau khi trẻ lớn và nồng độ hormone oestrogen trong cơ thể tăng lên.

1. Nguyên nhân của dính âm hộ

- Hai môi lớn tách rời nhau khi sinh và vài tháng đầu sau sinh do lúc này nồng độ hormone oestrogen từ mẹ truyền sang qua rau thai vẫn còn cao.

- Sau sinh từ 3-6 tháng, nồng độ oestrogen trong máu của bé đã xuống thấp và lúc này hai môi bé có khả năng bị dính vào nhau. Nguyên nhân gây dính có thể do hăm tã, viêm nhiễm hoặc do kích ứng bởi những chất có trong xà phòng hoặc sữa tắm.

2. Biểu hiện của dính âm hộ

Hai môi nhỏ dính với nhau bằng một màng mỏng thường là bắt đầu từ phía sau gần với hậu môn sau đó tiến tới lỗ tiểu, âm đạo có thể bị che khuất hoàn toàn.

Những vấn đề gì có thể xảy ra?

- Một lượng nước tiểu có thể bị giữ lại phía trong hai môi bé và trẻ có thể bị kích ứng hay viêm nhiễm đường tiểu và âm đạo

- Một số trẻ có thể bị nhiễm trùng đường tiểu tái phát nhiều lần.

- Nhiều trẻ gặp rắc rối khi đi tiểu do còn một lượng nước tiểu không qua được chỗ dính và đọng lại bên trong âm đạo và sẽ chảy ra muộn sau khi bé đã ra khỏi nhà vệ sinh gây ướt quần do vậy dễ gây nhầm lẫn với đi tiểu không tự chủ.

- Nếu kéo tách hai môi bé ra sẽ làm cho trẻ đau và có thể gây chảy máu tại nơi dính và khi vết dính liền thì vẫn có thể gây dính lại.

3. Cách điều trị

- Đa số dính âm hộ thường không gây phiền toái gì và mặc dù không cần điều trị thì chỗ dính vẫn có thể tự tách ra khi trẻ lớn do lúc đó nồng độ hormone oestrogen trong máu trẻ tăng lên.

-  Nếu dính âm hộ gây kích ứng khó chịu và viêm nhiễm tái phát nhiều lần thì cần tách dính.

- Không được tự tách dính bằng cách kéo hai môi bé ra vì điều này làm cho bé rất đau và lại vẫn có thể gây dính lại về sau.

- Tránh sử dụng những sản phẩm gây kích ứng da cho bé.

-    Sử dụng kem có oestrogen có thể hữu ích (cần có chỉ định của bác sĩ). Cần thoa kem lên chỗ dính cho đến khi hai môi bé tách rời nhau (thường có hiệu quả sau 1 tuần), tiếp theo cần thoa kem trong vài tuần để tránh dính tái phát. Ngay cả khi điều trị có hiệu quả hai môi bé đã tách ra nhưng vẫn có những trường hợp bị tái dính.

- Sử dụng kem chống kích ứng như những loại kem sử dụng chống hăm có tác dụng làm da khỏe mạnh chống viêm nhiễm.

- Nếu chỗ dính chắc và điều trị không hiệu quả với biện pháp bôi kem và dính âm hộ gây biến chứng thì bé cần được phẫu thuật tách dính (có thể cần gây mê) như vậy hai môi bé được tách ra mà không gây đau cho trẻ.

- Nếu dính âm hộ không gây biến chứng thì không cần điều trị.

- Nếu bạn quá lo lắng nên đưa bé đi khám chuyên khoa.

Theo ThS. BS. Tống Quang Hưng
Bác sĩ nhi

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý