Bệnh nấm Candida đường sinh dục

babyface1 babyface1 @babyface1

Bệnh nấm Candida đường sinh dục

Theo thống kê, có khoảng 70% phụ nữ đã từng ít nhất một lần trong đời mắc phải chứng nấm âm đạo. Nấm âm đạo được hình thành từ sự phát triển của một loại nấm mang tên Candida, loại nấm này có thể tấn công âm đạo, âm hộ và những vùng xung quanh đó.

08/04/2012 10:24 PM
21,100

Theo thống kê, có khoảng 70% phụ nữ đã từng ít nhất một lần trong đời mắc phải chứng nấm âm đạo. Nấm âm đạo được hình thành từ sự phát triển của một loại nấm mang tên Candida, loại nấm này có thể “tấn công” âm đạo, âm hộ và những vùng xung quanh đó.

Nấm thì thường xuất hiện ở âm đạo, nhưng dấu hiệu viêm nhiễm thì có thể xảy ra khi số lượng vi nấm sinh sôi, nảy nở. Có 4 loại nấm Candida có thể gây nấm âm đạo, tuy nhiên loại nấm điển hình nhất mang tên Candida albican.

Nấm Candida là loại nấm vẫn có với số lượng ít trong âm đạo cũng như trong miệng, lưỡi và ống tiêu hoá của cả nam và nữ.

Để “đánh bại” nấm Candida bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản dưới đây.

Biểu hiện dễ nhận biết

Ngứa ở vùng “tam giác vàng” có thể là do bạn bị dị ứng, quá nhạy cảm với chất liệu quần mà bạn đang mặc, sử dụng dung dịch vệ sinh có mùi thơm hoặc là do bị nấm âm đạo.

Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết dấu hiệu mắc nấm âm đạo nếu bạn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu và mẩn đỏ xung quanh vùng âm đạo, kèm theo đó là xuất hiện nhiều khí hư, hay khí hư có màu lạ, mùi lạ, cũng có thể đau khi đi tiểu và khi “giao ban”.

Nguyên nhân gây nấm âm đạo

Nguyên nhân gây nấm âm đạo có thể nhiều yếu tố gây nên. Đó có thể là trong quá trình mang thai, phòng tránh thai, dùng thuốc, mắc bệnh tiểu đường hay ung thư. Những bệnh nhân ung thư được điều trị bằng hóa chất có thể bị nấm ở miệng.

Chế độ ăn uống cũng là một trong những lý do gây nên chứng bệnh này. Nếu bạn là người ưa thích đồ ngọt hay các loại đồ uống có cồn thì rất dễ có nguy cơ bị nấm âm đạo.

Những nguyên nhân khác như: thường xuyên “yêu” quá nhiều trong một thời gian ngắn, thời tiết quá nóng nực, hay mặc những loại đồ lót không có khả năng thấm hút tốt, stress, hệ thống miễn dịch suy giảm.

Bạn cũng cần lưu ý rằng nấm âm đạo thường xảy ra với phụ nữ nhưng cũng rất dễ lây lan đối với chồng hoặc bạn tình, vì thế không loại trừ khả năng chồng hoặc bạn tình mắc chứng bệnh này và cũng cần được điều trị cả hai.

Cách điều trị

Hiện nay cũng có khá nhiều loại thuốc điều trị nấm âm đạo, bao gồm thuốc dạng viên nén, dạng kem, thuốc uống và thuốc đặt, đó là những loại thuốc có chứa thành phần miconazzone và clotrimazole.
Tuy nhiên, việc dùng loại thuốc nào để điều trị là do chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, hoàn toàn không nên tự mua thuốc và sử dụng.

Cách phòng ngừa

Chỉ nên chùi giấy từ trước ra sau: Khi đi vệ sinh bạn nên nhớ đừng bao giờ chùi giấy từ sau ra trước vì nếu làm như vậy bạn đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập lên âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Tránh tự ý thụt rửa âm đạo: Thụt rửa âm đạo không đúng cách sẽ gây nên mất cần bằng vi khuẩn ( vi khuẩn có lợi) cư trú tại âm đạo, tiêu diệt những vi khuẩn gây hại và làm mất cân bằng độ PH của âm đạo, gây nên tình trạng viêm nhiễm.

Thay đổi chế độ ăn uống: Bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường và các loại đồ uống có chứa nhiều cồn để tạo môi trường cân bằng cho âm đạo.

Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc không chỉ có lợi cho sức khỏe mà nó còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và điều này đồng nghĩa với việc phòng ngừa được chứng nấm âm đạo.

Mặc quần áo thích hợp trong môi trường nóng ẩm đồ thoáng, nhẹ, sử dụng đồ lót chất liệu cotton…
Tránh giao hợp cho đến khi khỏi bệnh hẳn.

Vệ sinh thường xuyên vùng kín và luôn giữ khô thoáng.

Nên tắm bằng vòi sen và tránh ngâm mình lâu trong nước và tránh tắm bằng những chất tạo bọt.

Không sử dụng kháng sinh thường xuyên hoặc kéo dài.

Nếu bị bệnh tiểu đường: cố gắng giữ đường huyết ở mức bình thường.

Giảm cân nếu béo phì.

Theo VTC

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý