Bệnh tiêu chảy ở trẻ: Nguyên nhân và cách phòng chống

miss1 miss1 @miss1

Bệnh tiêu chảy ở trẻ: Nguyên nhân và cách phòng chống

Tiêu chảy là bệnh hay gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.Trẻ dưới 2 tuổi trung bình mắc 2,2 đợt tiêu chảy cấp trong 1 năm.

07/12/2011 09:59 AM
26,496


Bệnh tiêu chảy là bệnh gây tử vong cao, nếu không được xử trí và điều trị kịp thời do tình trạng mất nước và điện giải.

1. Thế nào là tiêu chảy?

Tiêu chảy là tình trạng đi phân lỏng trên 3 lần trong vòng 24 giờ. Tiêu chảy được phân thành 3 loại:

Tiêu chảy cấp ( TCC): là loại thường gặp chiếm 70 - 80%, trẻ bị tiêu chảy kéo dài 
dưới 14 ngày, thường chỉ khoảng 5 – 7 ngày.

* Hội chứng lỵ: đi ngoài nhiều lần, trong phân có đờm, máu.

* Tiêu chảy kéo dài: tiêu chảy trên 14 ngày.

2.  Nguyên nhân

* Do virus: Có nhiều loại virus gây tiêu chảy cấp tính, thông thường là Rotavirus (30
-  50%) hay gặp vào mùa đông.

* Do vi khuẩn: E.Coli, tả, lỵ, thương hàn.

* Do ký sinh trùng: Nấm, đơn bào Amíp.

- Trẻ nhỏ và trẻ bị suy dinh dưỡng có nguy cơ mắc cao hơn.

- Tiêu chảy cấp là bệnh lây truyền theo đường phân - miệng, mầm bệnh có trong phân người mang  bệnh  truyền qua các loại côn trùng (ruồi, nhặng, gián, vv…) qua thức ăn, nước uống ô nhiễm.

3. Biểu hiện tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy thường có những dấu hiệu sớm  như ăn kém, bỏ ăn, đầy bụng, nôn. 
Những biểu hiện này kéo dài 3 – 6 giờ trước khi tiêu chảy. Trẻ tiêu chảy phân lỏng 
toé nước, hoặc phân nước có máu, phân nhày lẫn máu. Trẻ đau bụng, nôn.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, điều quan trọng là phải theo dõi để phát hiện các dấu hiệu 
mất nước và mất muối. Các dấu hiệu cần được theo dõi:

* Khi chưa mất nước:

- Trẻ tỉnh táo, vui vẻ bình thường.

- Không khát nước.

- Da mịn màng, nếp véo da (-).

* Khi bắt đầu mất nước:

- Trẻ quấy khóc.

- Khát nước, cho uống nước trẻ uống ngay.

- Mắt trũng, thóp lõm, da nhăn, khóc không có nước mắt.

Khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường

* Trẻ mất nước nặng:

- Li bì, hôn mê.

- Không uống được.

- Da nhăn nheo, thóp lõm.

- Chân tay lạnh.

Tiêu chảy c���p do bị mất nước và muối vì thế có thể gây nên chướng bụng do bị mất
Kali, hoặc do trẻ nôn nhiều sẽ mất Natri, Kali.

4. Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp nhẹ hoặc mới bị, chưa có dấu hiệu mất nước, có thể điều trị 
tại nhà bằng cách cho trẻ uống dung dịch ORESOL để bù nước và điện giải (chú ý 
pha đúng theo hướng dẫn), nếu không có ORESOL có thể cho trẻ uống nước cháo 
muối.

* Cách cho uống:

- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi uống 50 – 100ml, sau mỗi lần đi ỉa. Cho trẻ uống ít một và cho 
uống từng thìa.

- Trẻ lớn trên 2 tuổi cho uống 100 - 120ml sau mỗi lần đi ỉa. Cho trẻ uống từng ngụm bằng cốc cho tới khi trẻ hết khát.

Nếu trẻ bị nôn, bạn hãy đợi 10 phút sau mới tiếp tục cho uống nhưng chậm hơn cho 
tới khi ngừng tiêu chảy.

- Trong khi điều trị tiêu chảy tại nhà, nếu sau 3 ngày không đỡ hoặc trẻ có 1 trong 6 
triệu chứng là phân lỏng nhiều nước, nôn liên tục, khát, ăn uống kém, sốt, phân có 
máu cần đưa trẻ đến bệnh viện để xử lí kịp thời.

5. Chế độ ăn khi bị tiêu chảy

Ngoài bù dịch để chống mất nước, thì chế độ ăn rất quan trọng để phòng tránh suy 
dinh dưỡng và để mau hồi phục.

Đối với trẻ nhỏ, đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường, tăng số lần bú. Nếu 
trẻ không bú mẹ thì pha loãng ½ sữa bò với nước cháo cà rốt. Nếu trẻ đã ăn bổ sung, 
ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn bột hoặc cháo nấu với thịt lợn, thịt gà , dầu thực vật. Nên nấu loãng hơn bình thường, cho trẻ ăn nhiều lần và từng ít một. Cho trẻ ăn thêm quả 
chín hoặc nước quả như chuối, cam, xoài, vv… để cung cấp thêm Kali.

Khi trẻ đỡ tiêu chảy thì chuyển dần sang chế độ ăn bình thường và cho ăn thêm mỗi 
ngày 1 bữa kéo dài trong 2 tuần sau khi ngừng tiêu chảy.

Khi trẻ bị tiêu chảy, không nên kiêng kem quá kỹ dễ dần đến tình trạng suy dinh dưỡng

  Tránh không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng, 
các loại ngũ cốc nguyên hạt (ngô, đỗ, vv…) khó tiêu hoá. Hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều 
đường (bánh, kẹo) hay nước ngọt có ga.

Khi trẻ tiêu chảy tránh không cho uống thuốc kháng sinh (chỉ dùng khi có hội chứng lỵ 
phân có máu mũi hoặc có dịch tả), thuốc cầm ỉa và thuốc chống nôn khi chưa có chỉ 
định của bác sĩ.

6. Phòng bệnh tiêu chảy cấp

Đây là bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá, vì thế việc phòng bệnh cần phải được
đảm bảo:

- Vệ sinh ăn uống (ăn chín, uống nước đun sôi, sử dụng nguồn nước sạch)

- Vệ sinh dụng cụ ăn uống của trẻ (bình sữa, núm vú, bát, đĩa, cốc, thìa ăn)

- Vệ sinh môi trường: Diệt ruồi, nhặng, v.v…

- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn, khi pha chế thức ăn 
cho trẻ, sau khi đi vệ sinh và sau khi thay tã lót cho trẻ, vv …

- Xử lý đúng cách phân của trẻ tiêu chảy.

- Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý.

- Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là tiêm phòng sởi vì khi trẻ mắc bệnh sởi hoặc 
sau khi khỏi bệnh dễ mắc tiêu chảy và lỵ.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý