Bệnh viêm nội mạc tử cung

babyface1 babyface1 @babyface1

Bệnh viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong buồng tử cung, do vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng gây ra. Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung thường do mầm bệnh lan truyền từ dưới lên như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo. Mầm bệnh thường gặp nhất là lậu cầu, chlamydia.

22/04/2012 03:38 PM
8,464

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong buồng tử cung, do vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng gây ra. Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung thường do mầm bệnh lan truyền từ dưới lên như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo. Mầm bệnh thường gặp nhất là lậu cầu, chlamydia.

1. Nội mạc tử cung là gì?

Mặt trong thành tử cung có một lớp niêm mạc bao phủ được gọi là nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung được cấu tạo bởi hai thành phần: tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, gồm 2 lớp: Lớp nội mạc căn bản (lớp đáy): mỏng, không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, mang phần đáy của các ống tuyến. Lớp nội mạc tuyến (lớp nông): hoạt động chịu nhiều biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt:

Hàng tháng,dưới tác dụng của hormon sinh dục nữ,nội mạc tử cung phát triển dày lên để sẵn sàng nhận trứng thụ tinh làm tổ. Khi sự thụ tinh không diễn ra, nội mạc tử cung sẽ tự bong ra và gây chảy máu hay còn gọi là hành kinh.

Trong thời gian mang thai, lớp này phản ứng do sự thay đổi nội tiết, nội mạc tử cung dày lên và trở thành lớp rất đặc biệt là màng rụng, cho phép phôi làm tổ và nhau thai phát triển.

2. Triệu chứng viêm nội mạc tử cung

Khi nội mạc tử cung mới bắt đầu bị viêm người bệnh thấy các biểu hiện như: đau bụng dưới rốn, sốt, khí hưra nhiều nhưmủ, đặc, màu xanh...

Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm phần phụ hoặc nhiễm khuẩn huyết.

Tiến triển và biến chứng của viêm nội mạc tử cung như thế nào?

Tiến triển của viêm nội mạc tử cung thường cấp tính, ít khi tiến triển thành mạn tính.

Biến chứng nguy hiểm là viêm phần phụ, nhiễm khuẩn huyết

3. Điều trị viêm nội mạc tử cung

Điều trị theo nguyên nhân, lựa chọn kháng sinh theo mầm bệnh (lậu cầu, chlamydia), với liều cao, kéo dài.

Việc điều trị cụ thể cần có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự điều trị sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và khó  chữa khỏi hoàn toàn.

Người bệnh cần làm gì?

Khi có các biểu hiện như trên người bệnh nên đến ngay cơsở y tế để các bác sĩ chuyên khoa khám xét nghiệm tìm nguyên nhân và có chỉ định điều trị thích hợp. Đặc biệt cần chú ý nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung thường do viêm âm đạo, viêm cổ tử cung nên chị em phụ nữ khi thấy một trong những dấu hiệu của viêm âm đạo nhưra khí hư (số lượng ít hoặc nhiều, loãng hoặc đặc, màu trong, đục hoặc màu vàng, mùi hôi hoặc không hôi), ngứa ngáy khó chịu, đau khi giao hợp, đái buốt,... cần đi khám để được điều trị triệt để tránh dẫn đến viêm nội mạc tử cung. Người bệnh không nên tự ý điều trị vì có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và khó chữa khỏi hoàn toàn.

4. Cách đề phòng

Vệ sinh hàng ngày

Vệ sinh hàng ngày sao cho vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo. Cần vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài âm đạo. Không nên xối nước mạnh vào sâu vùng kín dễ khiến cho vi khuẩn có điều kiện ngược lên trên tử cung gây tái viêm loét, khó khăn trong việc điều trị viêm nhiễm.

Không làm dụng rửa bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ vì có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo, làm cho vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển.

Nên vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/ngày, hoặc sau mỗi lần đi vệ sinh, lau khô bằng khăn sạch thậm chí có thể sấy khô vùng kín để tránh ẩm ướt.

Có thể vệ sinh vùng kín bằng nước muối loãng, nước chè xanh, nước lá trầu không tuy nhiên chỉ rửa bên ngoài chứ không ngâm lâu trong chậu.

Thay quần lót mỗi khi thấy ẩm ướt. Tuyệt đối không mặc quần chật, mặc quần lót lọt khe, dạng dây. Quần lót sau khi thay nên giặt ngay và phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Vệ sinh trong những ngày “đèn đỏ”

Với băng vệ sinh thông thường, nên chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên từ 4 giờ/lần. Với tam-pon, loại băng vệ sinh đặt trong âm đạo nên thay sau 2 giờ/lần. Tam-pon chỉ nên sử dụng trong những ngày hành kinh đầu tiên.

Không được để lâu hơn thời gian qui định của mỗi loại vì băng vệ sinh khi đã quá ẩm ướt sẽ là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, khả năng gây viêm nhiễm rất cao.

Mỗi lần thay rửa cần lau khô vùng kín.

Một số lưu ý khi bị viêm nhiễm:

- Khi đã bị viêm nhiễm nhất thiết phải thăm khám và điều trị viêm nhiễm bằng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sỹ.

- Tái thăm khám vùng kín sau đợt điều trị ngay sau 1,2 ngày sạch kinh.

- Tránh thụt rửa vùng kín bằng các dung dịch có mùi thơm hoặc xà phòng.

- Nên tránh quan hệ vợ chồng trong thời gian điều trị viêm nhiễm.
 

Theo Cẩm nang bệnh

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý