Bí ẩn xác ướp thời Trung Cổ trong vỏ cây bạch dương ở Nga

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Bí ẩn xác ướp thời Trung Cổ trong vỏ cây bạch dương ở Nga

Các nhà khảo cổ vừa tìm thấy một chiếc kén làm từ vỏ cây bạch dương có chứa xác ướp từ thời Trung Cổ bên trong. Đặc biệt, xác ướp được cho là còn nguyên vẹn.

08/07/2015 12:36 PM
527

Tin tức từ Dailymail cho hay, một chiếc kén vỏ cây bạch dương được cho là chứa xác ướp Trung Cổ mới đây đã được phát hiện gần thị trấn Salekhard tại Tyumen Oblast, Nga (cách vòng cực Bắc 18 dặm về phía nam).

Nơi đây được xác định từng là nghĩa địa của một ngôi làng cổ xưa thuộc về một nền văn minh Bắc cực bí ẩn, có liên quan đến văn minh Ba Tư.

Ngôi làng Salekhard ở Tyumen Oblast (Nga) là một bãi tha ma có từ thời trung cổ với kiểu an táng không giống bất kì nơi nào khác. Nhờ khí hậu lạnh giá, nên thi thể được bảo quản khá tốt.

   - Ảnh 1

Thi hài tại Salekhard, Siberia

Xác ướp được cho là có niên đại từ khoảng thế kỉ 12 – 13, được bọc trong một lớp kim loại mỏng và bao bên ngoài bởi một lớp vỏ cây bạch dương, nằm sâu trong băng tuyết. Tổng thể kén vỏ cây dài khoảng 1,3m và có bề ngang khoảng 30 cm.

Đây được coi là một cách an táng khá kì lạ, khác hẳn với những cách an táng thường thấy trước đây.

Alexander Gusev, một thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Bắc Cực Nga - người lãnh đạo cuộc khai quật, nói rằng: “Nó có vẻ là một xác ướp cơ thể người. Nếu đúng như vậy thì xác ướp rất có thể vẫn đang ở trong tình trạng bảo quản tốt. Chúng tôi nghĩ rằng đó có thể là một đứa trẻ hoặc là một thiếu niên.

   - Ảnh 2 Các nhà khảo cổ khai quật ngôi mộ

Chiếc kén vỏ cây hiện đang được lưu trữ tại Bảo tàng Shemanovsky, trong một chiếc tủ lạnh đặc biệt. Ngày 15/7 tới, những nhà khảo cổ sẽ tiến hành mở kén để tìm ra sự thật nằm sau lớp vỏ cây dày.

   - Ảnh 3 Công tác nghiên cứu thi hài vẫn đang được tiến hành

Ban đầu, nhiều chuyên gia cho rằng thi hài được bảo quản bằng kỷ thuật ướp xác giống với nhiều nơi khác. Nhưng cuối cùng họ cũng tìm được điểm khác biệt nằm ở lớp kim loại được thêm vào bên dưới lớp kén (bao bọc thi hài). Lớp kén này dài 1,3m và rộng 30cm làm bằng vỏ cây.

Lớp kim loại đồng này giúp bảo vệ thi hài khỏi bị oxy hóa, ngăn cách thi hài với vi khuẩn trong mộ và nhờ vào thời tiết lạnh giá mà thi hài sẽ khô đi một cách tự nhiên.

Natalia Fyodorova, thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga, nhìn nhận: “Đây là phát hiện tuyệt vời. Một bước tiên phong. Điều này chứng minh vẫn còn nhiều địa điểm khảo cổ đặc biệt tồn tại khắp nơi trên thế giới.”

Trước đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy 34 ngôi mộ ở khu vực này. Năm xác ướp trong số đó được bao phủ bằng đồng và bọc thêm một lớp lông tuần lộc, hải ly, chó sói.

Tuy nhiên,việc khai quật đã bị dừng lại vào năm 2002 sau khi người dân địa phương phản đối vì cho rằng nó làm ảnh hưởng đến linh hồn của tổ tiên họ. Nếu như trong chiếc kén vỏ cây có chứa xác ướp thực sự thì đây sẽ là xác ướp đầu tiên được tìm thấy tại khu vực này kể từ năm 2002.

   - Ảnh 4

   - Ảnh 5 Những mảnh vỡ còn lại của di hài được phát hiện ở Yamal trước đây.

Thanh Ngọc

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý