Bi kịch con chém chết cha và những điều còn lại

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Bi kịch con chém chết cha và những điều còn lại

Trong một lần bị bố cầm dao rượt đuổi, hai đứa con của ông Chiển đã cầm dây trảy dừa phản kháng, gây nên cái chết cho người cha tội lỗi...

30/06/2015 09:41 AM
414

Tự nhận mình là “vua một cõi”, ông Trần Chiển (SN 1955, ngụ ấp Xa Xi, xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú, Trà Vinh) còn ép vợ con “mến đạo”, không được thì thẳng tay trừng trị. Trong một lần bị bố cầm dao rượt đuổi, hai đứa con của ông Chiển đã cầm dây trảy dừa phản kháng, gây nên cái chết cho người cha tội lỗi. Người chết, kẻ vào tù nhưng đau nhất là ông Chiển không được các con thờ cúng.

Kí ức về sự đổ vỡ của một gia đình

Đã 5 năm trôi qua nhưng ký ức về người cha vẫn chưa nguôi trong lòng chị Trần Thị Diệu (SN 1986, ngụ ấp Xa Xi, xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú, Trà Vinh) - con gái trưởng của ông Chiển. Trong căn nhà lụp sụp do bố mẹ để lại, chị Diệu ngậm ngùi nhớ lại sự việc trong muôn vàn nỗi xót xa của một người khốn khổ. “Đúng là giọt nước tràn ly, mọi chuyện đều bắt nguồn từ sự thay đổi tính nết của cha. Ngày ấy, cha từ một người mẫu mực, người chồng hiền lành bỗng nhiên trở thành một con người thô bạo, cục cằn rồi sáng xỉn chiều say, vũ phu. Tất cả chỉ tại cha đi theo đạo xấu”, chị Diệu buồn bã chia sẻ.

Chị Diệu giãi bày về hoàn cảnh gia đình mình.

 

Cha chị Diệu là ông Trần Chiển, còn mẹ là bà Nguyễn Thị Lùng. Hai người lấy nhau hơn 20 năm và có tất cả là 5 người con cả trai lẫn gái. Dù cuộc sống không mấy khá giả nhưng do yêu thương con cái và chú tâm làm ăn với mấy công đất rẫy sau nhà nên cuộc sống gia đình ông Chiển rất ấm no hạnh phúc. Nhưng rồi những năm tháng hạnh phúc ấy nhanh chóng trôi qua, khi ông Chiển vướng vào rượu chè.

Kể từ khi vướng vào thứ men say làm cho người ta đi không vững ấy, ông Chiển trở nên cáu bẳn, cục tính, có thể sẵn sàng chửi bới, đánh đập vợ con dù chỉ một chút không vừa lòng. Một khi người chồng đã coi rượu là thứ quan trọng hơn cả vợ con thì ông Chiển chẳng làm gì ngoài uống rượu. Để mặc vợ con bươn chải với ruộng vườn, ông đi khắp nơi kết giao bạn bè, tìm bợm nhậu trong xóm để cặp kè say xỉn và mỗi khi không có tiền để đáp ứng thú vui nhậu nhẹt, ông lại đổ lỗi cho vợ con.

“Những năm nghèo khổ, một ngày mấy chị em tôi chỉ được ăn một bữa cơm thôi. Có khi mấy bữa liền cả nhà không ai có một hột cơm trong bụng. Lắm khi đói run cả người nhưng chả dám ăn trước vì cha chưa về. Ấy vậy mà, nhiều lần cha đi nhậu về hất đổ cả mâm cơm khiến cả nhà phải nhịn đói. Trong nhà có đồ gì ngon, ngọt cũng đợi cha về ăn cùng vậy mà ông đem ra ngoài bán lấy tiền nhậu hay để cho “chiến hữu” của mình. Cha thay đổi một cách chóng mặt không thể nào tưởng tượng được. Nhiều lần, cha gom hết đồ của mấy mẹ con quăng ra khỏi nhà, đuổi về nhà ngoại sinh sống để cha có thể an tâm ngồi nhậu”, chị Diệu ngậm ngùi chia sẻ.

Từ một người hiền lành, chưa một lần đánh đập vợ con, giờ đây ông Chiển nức tiếng trong vùng vì tính vũ phu. Thường ngày, dù có hay không men rượu trong người, ông Chiển vẫn đánh, chửi vợ con. Nhưng rồi một ngày kia ông Chiển tuyệt nhiên không màng tới rượu. Cứ ngỡ rằng chồng mình sau một thời gian đắm chìm trong rượu đã tỉnh ngộ, bà Lùng mừng rỡ để rồi ngỡ ngàng khi biết ông Chiển thay đổi vì theo một thứ đạo lạ.

“Ngày cha đi truyền giáo cùng nhiều người, mọi người khuyên can rất nhiều vì đó là trái luật nhưng ông vẫn mông muội tin theo. Cha không thèm nghe ai nói gì, thậm chí còn ép buộc cả nhà tôi phải từ bỏ đạo của mình để theo tín ngưỡng của ổng. Mẹ tôi vừa nghe qua như chết lặng, còn chưa biết xử trí thế nào đã nhận những cái tát túi bụi từ cha tôi vì bị cho rằng không nghe lời chồng. Cha nói “Mày không nghe tao thì sau này quỷ ám, quỷ nhập vào tụi bây, đừng hòng chờ tao cứu giúp”, chị Diệu ngồi trong nhà tay vẫn run cầm cập khi nhớ cảnh xưa.

Giận quá mất khôn

Theo chị Diệu thì vào khoảng đầu năm 2006, trong một dịp tình cờ ông Chiển gặp bà Diệp Thị Sóc (ngụ ấp Xoài Xum, xã Ngãi Xuyên) tại Cần Thơ và được bà Sóc truyền đạo cho rồi rủ rê gia nhập một giáo phái do một số người tại Cần Thơ và địa phương lập nên. Mục đích chính của đạo giáo này là để sùng bái “thần” xua đuổi ma quỷ và giúp người trần tìm được bờ cõi hạnh phúc từ thế giới bên kia.

Ngay từ khi bị bà Sóc làm cho u mê, ông Chiển về nhà ép buộc vợ con theo mình và khi không nhận được sự hưởng ứng thì dùng vũ lực để đánh đập, bắt phải nghe theo. Ông trở nên tàn nhẫn hơn với vợ con. Ngoài việc đánh chửi ra, ông Chiển còn không cho vợ thờ cúng tổ tiên. Thóc lúa do vợ con làm ra, ông đem bán, lấy tiền chuẩn bị đồ cúng bái theo đạo giáo kỳ quái. Theo lời chị Diệu thì việc ông Chiển theo đạo lạ bắt đầu từ năm 2006. Kể từ thời điểm đó, mấy mẹ con chị bắt đầu cuộc sống địa ngục, còn khổ hơn cả khi cha chị bê tha rượu chè.

Sau một khoảng thời gian thấy “giáo phái” của mình không phát triển được vì không có ai gia nhập và không có địa điểm, kinh phí để thực hiện việc truyền đạo, đầu năm 2008, ông Chiển tổ chức họp mặt các thành viên của giáo phái ngay tại nhà mình. Tuy nhiên, việc làm của ông Chiển bị người thân và chính quyền địa phương can thiệp nên không thực hiện được. Mặc dù thế, ông Chiển vẫn lén lút tổ chức truyền đạo và ngày càng lạnh nhạt với vợ con. Ngay cả với hàng xóm láng giềng, ông cũng không trò chuyện, tiếp xúc với ai.

“Khi ấy cha cứ nghĩ mình là vua của một cõi. Đặc biệt là khoảng thời gian cha “mến đạo” cuồng độ đến nỗi luôn gọi mấy mẹ con là “tụi con, tụi đệ phải nghe lời không ta phán xét”. Con gái chỉ được đi sau lưng cha. Ăn cơm thì mình cha một mâm vì không ngồi chung với “thường dân” là mẹ con tôi. Gia đình đói khổ vậy mà cha thì suốt ngày đi tụ tập, truyền đạo, mặc kệ vợ con đói rét. Ông chỉ biết có người phục vụ ông là được”, chị Diệu vừa nói vừa lau dòng nước mắt.

Oán giận cha, hai người con ông Chiển bỏ nhà lên Sài Gòn kiếm sống, chỉ còn 3 người vì thương mẹ vất vả nên ở lại, vậy mà vẫn không được yên thân. Đầu tháng 8/2011, do không được vợ con “cơm bưng, nước rót” như mọi khi vì trong nhà chẳng còn thứ gì để nấu nướng, ông Chiển đánh vợ rất đau rồi đuổi cả bốn mẹ con ra khỏi nhà. Bà Lùng đưa các con về nhà mẹ ở gần đó, sống tạm vài ngày.

Cho đến 15/08/2011, do cả nhà không còn một đồng nào để mua gạo nên bà Lùng rủ hai con trai về nhà mình hái dừa đi bán. Khi ba mẹ con đang hái dừa thì ông Chiển đi truyền đạo về. Thấy vợ con, ông Chiển liền cầm con dao chạy ra rượt chém bà Lùng. Đang ở trên cây dừa, nhìn thấy cảnh cha đuổi chém mẹ, hai cậu con trai là Trần Qui Liêm (SN 1991) và Trần Út Huy (SN 1996) vội nhảy xuống chạy đến ôm lấy cha. Trong lúc giằng co, Huy bị con dao trên tay cha làm đứt tay, chảy máu. Bực tức, cậu thiếu niên này đã chụp khúc cây gần đó đánh trúng tay ông Chiển làm rớt con dao.

Nhìn hai đứa con quá hung hăng chống trả, ông Chiển chạy ngược vào nhà lẩn trốn. Trên đường chạy về nhà, ông Chiển vấp vào một cục đá, té ngã. Liêm và Huy đuổi kịp cha, liền nhào tới kẹp cứng không cho cha cử động. Mặc dù đang ở thế bị động nhưng ông Chiển không thôi mắng chửi các con thậm tệ khiến hai cậu con trai không kìm được giận dữ. Huy kêu mẹ đưa sợi dây dù đang cầm trên tay để mình siết cổ hù dọa cha. Nhưng không may cho ba mẹ con bà Lùng, họ đã làm quá tay và kết quả là ông Chiển đã chết.

Bi kịch gia đình

Từ ngày ông Chiển chết, bà Lùng và cậu con trai thứ không thoát cảnh tù tội. Căn nhà một thời hạnh phúc của gia đình chị Diệu trở nên hoang vắng.

“Hàng cây dừa này là vốn của cha mẹ để lại. Năm cha chết, nhiều người thấy cây dừa khô héo nên bảo chúng tôi chặt bỏ trước khi nó gây hại cho ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, mấy anh chị em tôi không chịu”, chị Diệu vừa nói vừa nhìn ra hàng dừa cạnh nhà. Gần một nửa thập kỉ trôi qua, nhưng sự việc năm ấy vẫn luôn là một điều cấm kị đối với những đứa con của chị Diệu. Đứa con gái 5 tuổi của chị mỗi khi nhìn ảnh ông Chiển lại hỏi mẹ về ông khiến chị Diệu chỉ còn cách nói dối là ông chết vì bệnh. Hiện tại cuộc sống của mấy anh em chị Diệu cũng tạm ổn định cho dù mỗi người có một cái nghề như đi phụ hồ, làm công nhân cho thu nhập không cao.

“Chỉ tội cho thằng Huy, vì ngày đó còn nhỏ tuổi nên không bị đi tù nhưng nó lầm lí ít nói hơn trước. Nó bỏ học vì bị bạn bè xung quanh kì thị nhưng giờ cũng đỡ hơn rồi. Hiện Huy đang là công nhân cho một công ty trên Bình Dương”, một người thân trong nhà chị Diệu cho biết.

“Đắng cay khổ cực vì cha, tất cả người trong nhà đều thấy rồi. Giờ chúng tôi chỉ mong mẹ và em về để chung sống với nhau, có gì ăn nấy chứ không đi xa nữa. Trong nhà chỉ có mỗi đứa em gái thứ 3 là chịu thờ cúng cha”, chị Diệu cho biết. Khi chúng tôi hỏi nguyên nhân vì sao không thờ cha, chị Diệu quay mặt đi, nói tránh: “Tôi cũng không hận cha. Cha quá đáng khiến mấy mẹ con tôi khổ cực nhưng chuyện đó cũng qua rồi. Việc thờ cha là do gia đình nghèo không lo được nên để đứa em làm thay”.

Con chém chết bố rồi chặt xác thành nhiều mảnh

Quảng Trị những ngày cuối tháng 3, người dân sống trong nỗi sợ hãi run rẩy khi chứng kiến vụ người con trai tính khí thất thường giết bố rồi chặt xác thành nhiều mảnh.

 

Hiện trường vụ án đau lòng...

Sự việc xảy ra bắt đầu từ khi người con (tên làHoà)trở nên hung dữ, quậy phá nhà hàng xóm. Ông Diên, bố để của Hoà thấy thế can ngăn và kéo con về nhà. Chưa dứt lời thì Hoà lao vào chém bố tới tấp, sau đó dùng dao chặt xác ông, đem giấu ở hộc tủ, bàn thờ, chuồng lợn...rồi cố thủ trong nhà.

Mãi đến khi được vận động, Hoà mới buông dao chịu tội.

Chứng kiến cảnh ấy, xóm làng có những đêm không ngủ...

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý