Bí kíp đơn giản giúp người phụ nữ nghèo chiến thắng ung thư vú

dinhhuong dinhhuong @dinhhuong

Bí kíp đơn giản giúp người phụ nữ nghèo chiến thắng ung thư vú

Bị căn bệnh ung thư vú hành hạ cả về tinh thân lẫn thể xác nhưng gần chục năm qua, chị vẫn sống khỏe, lạc quan như chưa từng mắc bệnh.

10/02/2016 08:19 AM
15

Tai họa ấp đến gia đình nghèo

Mắc bệnh ung thư đồng nghĩa với việc người bệnh đã lĩnh bản án tử. Nhưng điều đó không đúng với chị Phạm Thị Bay (SN 1960, thôn Hưng Thịnh, Huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).

Chị Bay kể: “Năm 2008, gia đình tôi đang sống bình thường, khỏe mạnh thì trong một lần đi tắm, tôi phát hiện mình có một cục nổi lên ở gần nách phải. Ban đâu tôi cũng không lo nghĩ gì cả, nhưng cục u đó ngày một lớn lên. Bàn với chồng, quyết định đi xét nghiệm ở bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang. Sau khi xét nghiệm thì phát hiện ra một khối u sát xương sườn nên các bác sĩ khuyên gia đình tôi về bệnh viên K ở Hà Nội để xét nghiệm kỹ hơn”.

Chị Bay tâm sự: “Xét nghiệm ở bệnh viện K, lần thứ nhất thì không có vấn đề gì đáng ngại, sau một tuần thì quay lại khám lần hai thì xác định là ung thư vú di căn”.

Nói đến đây bị Bay nhớ lại cảnh lúc đó: “Cầm tờ kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh ung thư vú, đầu óc tôi như quay cuồng, không lê nổi chân ra cổng bệnh viên, cố gắng bình tĩnh nhưng không thể nào làm được, chỉ ôm chồng và khóc”.

  Bí kíp đơn giản giúp người phụ nữ nghèo chiến thắng ung thư vú - Ảnh 1

Kết quả điều trị bệnh tích cực của chị Bay

Anh Nghĩa, chồng chị Bay cho biết: “Hai vợ chồng từ Tuyên Quang xuống Hà Nội khám bệnh, nghĩ là cũng không có chuyện gì nghiêm trọng nhưng khi thấy vợ tôi trên tay cầm kết quả xét nghiệm mà khóc lóc thì tôi đoán tai họa đã đến với gia đình mình”.

Sau khi có kết quả, trong gia đình lại nảy sinh mâu thuẫn, chị Bay không muốn điều trị còn chồng và các con lại cố gắng khuyên nhủ mẹ chữa bệnh. “Lúc nhận kết quả mình bị mắc ung thư di căn, tôi chỉ muốn về nhà sống nốt những ngày còn lại của mình. Bệnh ung thư di căn tôi xem trên TV, ở các nước giàu như Hàn Quốc, Mỹ người ta còn không chưa được nữa là ở Việt Nam. Hơn nữa nếu có chữa cũng chỉ là kéo dài sự sống thêm chút thời gian, người bệnh đau đớn vô cùng. Với hoàn cảnh gia đình mình tôi cũng không muốn làm gánh nặng cho chồng, con mình. Vì vậy tôi nghĩ không nên đi điều trị”, chị Bay tâm sự.

Gia đình anh chị Bay – Nghĩa sinh được 3 người con mới học xong THPT, gia đình thuần nông nên cuộc sống không dư dả gì. Nhưng đối mặt với khó khăn anh Nghĩa vẫn quyết tâm đưa vợ mình đi điều trị: “Tôi có nhờ tư vấn của các bác sĩ, họ bảo không phải là đã hết hoàn toàn cơ hội, vậy nên tôi nghĩ nếu còn hi vọng chữa bệnh cho vợ mình sao lại không thử”.

Kiên cường chống chọi với bệnh tật của cả gia đình

Hành trình điều trị bệnh của chị Bay là những lần xạ trị và phẫu thuật đau đớn về tinh thần và thể xác của người bệnh và nỗi vất vả của chồng, con. Chặng đường gần 150km từ Tuyên Quang xuống Hà Nội, chồng chị, anh Nghĩa đi lại không biết bao nhiều lần.

Năm 2009, chị Bay được xuất viện và được bệnh viện đồng ý cho điều trị nội tiết. Ngoài việc uống thuốc theo chỉ dẫn của bệnh viện, thấy sách báo nào nói có cách chữa trị ung thư là chị làm theo. Kiên trì ăn uống và sinh hoạt điều độ, chăm chỉ tập thể dục. Những hôm trái gió trở giờ hay trong những ngày mùa động lạnh chị vẫn thường phải chịu những cơn đau như cắt da cắt thịt. Lúc đó điểm tựa của chị là gia đình mình.

  Bí kíp đơn giản giúp người phụ nữ nghèo chiến thắng ung thư vú - Ảnh 2

Chị Bay hạnh phúc bên gia đình

“Tôi nghĩ, tư tưởng chiến thắng bệnh tật sẽ quyết định kết quả đến 50%, khi bị bệnh ngoài nỗ lực gia đình thì bản thân mình cũng cần phải có quyết tâm lớn, lúc đó hi vọng chiến thắng ung thư sẽ nhiều hơn”, chịBay chia sẻ bí quyết chiến đâu với căn bệnh ung thư.

Đầu năm 2014, kết quả xét nghiệm khiến không chỉ chị và gia đình vui mừng mà các bác sĩ cũng bất ngờ, bệnh ung thư vú đã ổn định, không thấy phát triển tiếp, bệnh nhân có sức khỏe tốt. Nhiều người đã ngạc nhiên đến mức đâm ra… nghi ngờ kết luận của bệnh viện. Hai năm trở lại đây, những người mắc bệnh ung thư ở Tuyên Quang đã tìm đến nhà chị rất đông với mong muốn được ông truyền cho bí quyết trị bệnh. Nhưng chị chỉ vui vẻ cười nói rằng “gia đình là bí quyết giúp tôi có sức mạnh để chiến thắng bệnh ung thư”.

Con gái lớn và con trai đã lập gia đình và có hai cháu, người con trai út đang đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Nhìn chị khỏe mạnh, không một ai nghĩ cách đây vài năm người phụ nữ này đã được tử thần nhắm trúng. Nhưng hiện tại, bằng sự may mắn, nỗ lực của các bác sĩ, già đình và bản thân người bệnh, chị đã chiến thắng được bệnh ung thư hiểm nghèo. Ngày ngày, công việc chính của chị là chăm sóc các cháu cho các con yên tâm lao động.

Đức Hải

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý