Bí mật tàu sân bay “đào hoa” gắn với thương vụ bất thành

mesu mesu @mesu

Bí mật tàu sân bay “đào hoa” gắn với thương vụ bất thành

Bộ trưởng Công nghiệp Crimea cho hay bán đảo này thừa sức đóng được các loại tàu sân bay hiện đại tương tự như mẫu Mistral của Pháp.

06/05/2016 01:49 PM
5

(ĐSPL) - Cuối tháng Tư, hãng thông tấn Sputnik dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Công nghiệp Crimea, thuộc Cộng hòa Liên bang Nga, ông Endrei Vasyuta rằng, bán đảo này thừa sức đóng được các loại tàu sân bay hiện đại tương tự như mẫu Mistral của Pháp.

Đây là mẫu tàu từng gây tranh cãi trong hợp đồng mua bán của Nga và nước phương Tây trong quá khứ. Không chỉ có Nga, nhiều quốc gia trên thế giới đều mong muốn sở hữu mẫu tàu thuộc “tốp” đầu của châu Âu này…

Bí mật tàu sân bay “đào hoa” gắn với thương vụ bất thành mang tên Pháp – Nga - Ảnh 1Phóng to

Hai mẫu tàu sân bay Mistral được chuyển giao cho Ai Cập thay vì Nga.

Nga vẫn “tương tư” tàu Mistral?

Bộ trưởng Công nghiệp Crimea, ông Endrei Vasyuta nói : “Từ 2 thập kỷ nay, những nhà máy quân sự tại Crimea đã bị bỏ hoang khiến tình trạng hao mòn cấu trúc khá nghiêm trọng. Những doanh nghiệp này theo đó bị xuống cấp, không theo kịp xu hướng công nghệ khiến họ không thể tăng thêm số lượng đơn đặt hàng.

Chỉ từ năm 2014, sau khi Crimea “đoàn tụ” với Nga, những công trình này mới bắt đầu được trùng tu, nâng cấp hoạt động trở lại”. Tuyên bố trên đã một lần nữa gợi lại quá khứ “đau buồn” cho mối quan hệ quân sự giữa NgaPháp năm 2015.

Theo hãng thông tấn TASS (Nga), Tổng thống hai nước đã thống nhất chấm dứt hợp đồng cung cấp tàu sân bay Mistral của Pháp cho Hạm đội Biển đen Nga. Nguyên nhân bởi phía Paris đã phá vỡ hợp đồng, khi không giao 2 mẫu tàu Mistral đúng hẹn. Khi ấy, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã quyết định hoãn bàn giao tàu để phản đối sự can thiệp của Nga vào Ukraine.

Nhiều nguồn tin tiết lộ, Mỹ và Liên minh châu Âu đều gây sức ép để Pháp không giao mẫu tàu này cho Nga. Sự việc khiến chính quyền Moscow quyết định phạt Pháp phải bồi thường số tiền cho Nga vì phá vỡ hợp đồng là hơn 1,3 tỉ USD.

Trước đó, Nga đã ký hợp đồng mua các tàu Pháp vào tháng 6/2011 với giá 1,6 tỉ USD. Tuy nhiên đến năm 2015, Nga vẫn không hề nhận được những chiếc tàu đầu tiên theo dự kiến bàn giao (vào tháng 11/2014). Hợp đồng này được nhận định là hợp đồng vũ khí lớn đầu tiên của Nga với phương Tây trong 2 thập kỷ qua.

Sau đó, nhiều nước đã ngỏ ý muốn mua lại hai con tàu này như Canada, Ấn Độ, Ai Cập, Singapore... Giới quan sát quân sự thế giới từng thắc mắc và không ngừng tranh cãi trước nghi vấn, tại sao Nga lại quyết định mua mẫu tàu sân bay Mistral này của Pháp. Họ nhận định, hợp đồng mua tàu Mistral phù hợp với học thuyết quân sự đang phát triển của Moscow.

Nước này vẫn đang nỗ lực thực hiện một chương trình hiện đại hoá vũ khí quy mô lớn với mục tiêu nâng tỉ lệ các vũ khí, trang thiết bị hiện đại của toàn bộ lực lượng vũ trang trong năm 2020. Chương trình này đặc biệt chú trọng vào lực lượng hải quân.

Các mẫu tàu Mistral đa năng không chỉ được sử dụng trong mục đích quân sự mà có thể thực hiện các nhiệm vụ dân sự. Ví dụ, ngoài thời gian thực thi nhiệm vụ, nó có thể hoạt động như một cơ sở tàu bệnh viện trong các hoạt động viện trợ nhân đạo. Bởi trên khoang tàu có khu vực chứa các cơ sở y tế nhằm thực hiện nhiệm vụ cứu trợ dã chiến như một bệnh viện quy mô hiện đại của hải quân.

Tiện dụng như “con dao đa năng”

Tàu sân bay chở trực thăng lớp Mistral còn có tên gọi khác là tàu đổ bộ tấn công. Mistral được mệnh danh là chiến hạm lớn thứ hai của Hải quân Pháp, nhưng cũng là tàu đổ bộ lớn nhất so với các tàu cùng loại tại châu Âu.

Những mẫu tàu này sẽ được dùng trong nhiệm vụ chỉ huy, tấn công, hỗ trợ hậu cần, di tản nhân đạo, cứu trợ hay thực hiện nhiều sứ mệnh hải quân quan trọng khác. Với chiều dài 199m, chiều rộng 32m, mỗi tàu Mistral có thể vận chuyển 16 máy bay trực thăng cùng 700-900 binh sỹ.

Không những vậy, Hải quân Pháp còn tận dụng được tính đa năng của Mistral khi chúng có thể chở hơn 50 xe bọc thép kèm theo. Tàu cũng được trang bị hệ thống chỉ huy điện tử và kiểm soát tinh vi nhằm hỗ trợ máy bay trực thăng cất cánh, xe bọc thép dễ dàng đổ bộ từ ngoài bãi biển.

Mỗi khoang trên tàu đều được lắp đặt một hoặc hai thang máy phục vụ việc vận chuyển xe cơ giới và trực thăng. Trong khoang boong phóng máy bay là một sân bay, bố trí các vị trí cho 6 máy bay trực thăng có thể cất cánh cùng lúc. Sức chứa trên khoang cũng cực ấn tượng khi có thể cung cấp diện tích cho 16 máy bay trực thăng hạng nặng hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ.

Ngoài ra, khoang chứa chuyên dụng diện tích 2.650m2 được sử dụng để chở trang thiết bị phục vụ cho chiến dịch quân sự của hải quân. Về hệ thống phòng vệ, các tàu lớp Mistral được cấu tạo hai tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn dùng cho tên lửa phòng không Mistral.

Tổ hợp tên lửa này được tích hợp hệ thống radar dẫn đường tia hồng ngoại với tầm hoạt động hơn 6km. Từ đây, hệ thống này cung cấp khả năng phòng thủ trước mọi máy bay hay vũ khí tên lửa hành trình chống hạm.

Bên cạnh đó, hai tổ hợp pháo phòng không cũng được trang bị để tăng khả năng đối phó các tàu tuần tiễu cỡ nhỏ của đối phương. Các máy bay trên khoang sẽ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tấn công từ trên không, các xe thiết giáp sẽ hỗ trợ cho quân đoàn lính thuỷ đổ bộ trên bờ biển trong quá trình tác chiến.

Đặc biệt, hệ thống radar của tàu Mistral có thể phát hiện được những mục tiêu tại các khu vực hiểm trở nhất trong tầm thấp ở phạm vi tới 140km. Trong khoảng cách 180km, không mục tiêu tầm xa nào có thể “thoát” được chế độ không gian 3 chiều tầm xa của hệ thống này.

Tại chế độ tự vệ, khoảng cách gần, tàu Mistral có thể phát hiện và theo dõi mọi mối đe doạ trong vòng bán kính 60km. Cũng chính bởi khả năng phối hợp số lượng lớn các loại xe chiến đấu và máy bay trên địa hình bờ biển phức tạp nên tàu đổ bộ tấn công Mistral được mệnh danh là “con dao đa năng Thụy Sỹ” (con dao nhỏ với nhiều tác dụng được sử dụng phổ biến bởi quân đội Thụy Sỹ).

Đồng thời, các máy bay trực thăng từ tàu Mistral có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khó khăn từ khoảng cách xa, đến những hoạt động do thám quân sự nằm sâu trong đất liền.

Sở hữu Mistral từ Pháp, Ai Cập vẫn “vòi vĩnh” thiết bị điện tử Nga

Theo TASS, Hải quân Ai Cập vừa chính thức đề nghị Nga cung cấp các hệ thống điện tử cho cặp tàu sân bay trực thăng Mistral vừa mua từ Pháp. Theo như yêu cầu này Ai Cập muốn công ty Rosoboronexport giúp đỡ hoàn thiện, lắp đặt hệ thống tác chiến điện tử trên khoang. Đại diện hai nước sẽ gặp nhau trong tháng Năm để triển khai kế hoạch này. Mức chi phí Ai Cập sẽ chi trả cho Nga vẫn chưa được tiết lộ. Như vậy, khi huỷ bỏ hợp đồng mua tàu Mistral của Pháp, Nga vừa được đền bù lại thu về hai hợp đồng “béo bở” từ phía Ai Cập. Đồng thời Moscow vẫn tính toán chiến lược tự chế tạo mẫu tàu đổ bộ tấn công mới với sức mạnh tương đương.

PHƯƠNG HÀ (Theo Reuters, Sputnik, TASS)

Video tin tức được xem nhiều:

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý