Biển Đông: Những động thái hết sức đáng chú ý của Trung Quốc

mesu mesu @mesu

Biển Đông: Những động thái hết sức đáng chú ý của Trung Quốc

TQ thành lập một biệt đội nhiều chuyên gia luật quốc tế và một trong những mục đích chính của việc làm này là để tăng cường việc xử lý “bằng luật” các tranh chấp giữa TQvà các quốc gia tại Biển Đông.

07/05/2015 07:34 AM
500

   - Ảnh 1

Bên cạnh việc bành trướng sức mạnh quân sự ở Biển Đông, TQ cũng thường xuyên theo dõi sát sao các hoạt động quân sự của các nước có mâu thuẫn lãnh thổ, lãnh hải với TQ ở Biển Đông. (Trong hình ảnh hình ảnh duyệt binh của Hải quân Việt Nam được báo chí TQ quan tâm, theo dõi)

Báo Business Insider của Mỹ ngày 6/5/2015 trích dẫn thông tin từ tờ South China Morning Post xuất bản tại Hồng Kông đưa tin cho biết Trung Quốc đang thành lập một biệt đội nhiều chuyên gia luật quốc tế và một trong những mục đích chính của việc làm này là để tăng cường việc xử lý “bằng luật” các tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực tại Biển Đông.

Bản chất của biệt đội chuyên gia luật quốc tế này là để phục vụ ý đồ chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông như những gì Bắc Kinh đã công khai tuyên bố thông qua việc tập hợp đội ngũ chuyên gia giỏi, nắm rõ những kẽ hở, điều bất cập và có thể mới phát sinh trong các điều luật quốc tế liên quan đến tranh chấp biển, đảo để sẵn sàng “dùng luật” để “nói chuyện phải quấy” với các nước láng giềng bên cạnh sức mạnh và ảnh hưởng áp đảo của Trung Quốc về kinh tế, ngoại giao, quân sự....

Ma Chengyuan – một giáp sư luật quốc tế tại Đại học Luật và Khoa học chính trị Trung Quốc nói rằng:

“Bắc Kinh đang mong muốn tận dụng tối đa các cơ chế đa phương (về luật) để phục vụ cho các lợi ích của mình và sẽ đưa các khuôn khổ làm việc này vào thực tế”.

Cũng theo, chuyên gia luật pháp này, sự phô diễn cơ bắp của Trung Quốc  ở các vùng biển tranh chấp, đặc biệt là trên Biển Đông sẽ là một bước đà để Trung Quốc tiến hành nghiên cứu sâu hơn lĩnh vực luật pháp quốc tế.

Philippines, một trong những quốc gia có mâu thuẫn mạnh với Trung Quốc ở Biển Đông (Trung Quốc không có chủ quyền ở Biển Đông, cực Nam của Trung Quốc kết thúc ở Hải Nam – PV) đã từng kiện Trung Quốc lên tòa án phân xử quốc tế theo Công ước của Liên Hợp Quốc  về Luật Biển.

   - Ảnh 2

 

Trung Quốc quyết thưc hiện tham vọng "đường lưỡi bò" phi pháp trong bối cảnh Mỹ muốn xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương. (ảnh tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân TQ)

  Tuy nhiên, Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện của Bắc Kinh có thể vì chưa chuẩn bị được biện pháp đối phó cũng như không có đủ căn cứ để ra ngồi tòa với Manila để đối chất về những hành vi sai trái, ngang ngược, trái luật của mình.

Tuy nhiên, theo Wu Shicun, Chủ tịch Viện nghiên cứu quốc gia TQ về Biển Đông cho boieets, Trung Quốc đã và đang tìm kiếm biện pháp giải quyết các “tranh chấp”  lãnh thổ thông qua các biện pháp về luật và đang cần có thêm nhiều chuyên gia để thực hiện được điều này.

“Thách thức mà Trung Quốc đang phải đối mặt ở Biển Đông đang làm Trung Quốc nản lòng vì hiện nay Trung Quốc không có đủ chuyên gia thông thạo luật pháp quốc tế, chuyên về lĩnh vực tranh chấp lãnh thổ”. - Wu Shicun nói.

Bản thân Wu Shicun gần đây cũng đã được Bộ ngoại giao Trung Quốc mời tham gia Ủy ban cố vấn chính sách đối ngoại của bộ ngoại giao nước này.

“Nếu Trung Quốc giao phó vấn đề này cho những người có tài với kinh nghiệm được tích lũy, chúng tôi (Trung Quốc) sẽ có thể tham gia tòa án phân xử”.

Wu Shicun cho rằng các hệ thống luật quốc tế để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hiện nay đều do Mỹ, châu Âu thống trị, Trung Quốc nhận thấy chúng không có ích gì (tất nhiên là cho tham vọng trái luật của Trung Quốc – PV).

“Trung Quốc muốn duy trì các lợi ích của mình thông qua các điều luật quốc tế đang tồn tại (tất nhiên là phải như vậy vì đây là luật chơi, quy định mà cả thế giới phải tuân theo để duy trì trật tự, không phải ai thích làm gì thì làm như TQ đã từng thể hiện – PV), nhưng các điều luật này không thể có chức năng hữu ích với Trung Quốc, Trung Quốc đang muốn tìm cách thay đổi các điều luật này” Wu Shicun ngang nhiên thừa nhận tham vọng thay đổi luật chơi của thế giới.

Wu Shicun cho rằng thông qua nghiên cứu luật pháp quốc tế sẽ giúp ích cho TQ trong việc xây dựng Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với nhiều đối tac sở châu Á, Trung Đông, châu Âu và châu Phi tham gia.

Một trong những mục đích nữa của việc Bắc Kinh thành lập “biệt đội luật quốc tế” này là tạo cơ sở và nền tảng pháp lý để nhà chức trách của Bắc Kinh truy lùng, bắt giữ và dẫn độ các đối tượng quan chức tham nhũng, tội phạm kinh tế Trung Quốc đang lẩn trốn ở nước ngoài.

   - Ảnh 3

 

TQ đóng nhiều chiến hạm đổ bộ, tấn công và ưu tiên chúng cho Hạm đội Nam Hải nơi phụ trách địa bàn tác chiến ở Biển Đông.

Theo những tin tức được báo chí Trung Quốc đăng tải, từ đầu năm nay, Trung Quốc đã chính thức thành lập một ủy ban gồm 15 học giả, chuyên gia về luật pháp để chuẩn bị cho tham vọng của mình.

Ủy ban này được một số nhà phân tích gọi là “biệt đội luật quốc tế”. Một số chuyên gia được Bộ ngoại giao Trung Quốc mời gọi đến làm việc và trả lương gồm: Shi Jiuyong – cựu thẩm phán Tòa án công lý quốc tế; Rao Geping - giáo sư luật của Đại học Peking, Huang –  Giám đốc Đại học Luật và Khoa học chính trị Trung Quốc; Liu Nanlai – giáo sư Viện khoa học chính trị xã hội TQ.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng, bên cạnh việc gia tăng các hành động chiếm đoạt, cải tạo, xây dựng các đảo đá trên thực địa ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông – PV) cũng như bành trướng sức mạnh quân sự, kinh tế, truyền thông và ngoại giao, giới chức Bắc Kinh đang đẩy mạnh hoạt động củng cố pháp lý, nắm chắc những vấn đề về luật pháp quốc tế trong tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải để đối phó với các quốc gia láng giềng và bảo vệ tham vọng phi pháp là chiếm đoạt toàn bộ diện tích Biển Đông – nơi có không gian sinh tồn, là tuyến đường giao thương huyết mạch của rất nhiều quốc gia, dân tộc trong khu vực và trên thế giới – PV.

Bắc Kinh đã nhận thấy điểm yếu của mình chính là tính hợp pháp trong tất cả các hành động của họ. Chính vì thế, Trung Quốc đang tuyển dụng, tập hợp sức mạnh, trí tuệ của các chuyên gia giỏi về luật pháp quốc tế để tìm ra những bất cập, kẽ hở của hệ thống luật pháp quốc tế hiện nay để từ đó biến chúng thành những căn cứ được “hợp pháp hóa” bởi Trung Quốc để phục vụ cho tham vọng phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông và các khu vực khác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương - PV.

Điều này buộc các bên có liên quan phải tìm hiểu kỹ lưỡng vấn đề để, nắm rõ chiến thuật và chiến lược của Trung Quốc. Cụ thể, tất cả những tuyên bố có liên quan đến vấn đề Biển Đông phải căn cứ vào luật pháp quốc tế, luật pháp sở tại, bằng chứng lịch sử cũng như các cơ sở hợp lý khác để tránh đưa ra những  phát ngôn, tuyên bố, tài liệu không hoặc ít có hiệu lực có thể bị Trung Quốc lợi dụng làm căn cứ để bác bỏ, vô hiệu - PV.

Hòa Bình

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý