Big C về tay đại gia Thái Lan: Cảnh báo cho thị trường Việt

baybeface1 baybeface1 @baybeface1

Big C về tay đại gia Thái Lan: Cảnh báo cho thị trường Việt

“Đừng vui, đừng lạc quan khi thấy Big C được người Thái mua lại. Đây lạ là cảnh báo đáng ngại cho thị trường bán lẻ Việt, người sản xuất và cả người tiêu dùng

02/05/2016 02:48 PM
122

(ĐSPL) - “Đừng vui, đừng lạc quan khi thấy Big C được người Thái mua lại. Đây lạ là cảnh báo đáng ngại cho thị trường bán lẻ Việt, người sản xuất và cả người tiêu dùng Việt”, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết.

Kết thúc bất ngờ và nuối tiếc

Thương vụ mua lại hệ thống Big C Việt Nam đã kết thúc, khi Central Group giành thắng lợi với mức giá 920 triệu euro (tương đương 1,05 tỷ USD). Điều tiếc nuối là Saigon Co.op đã thất bại trong cuộc đấu tay đôi ở vòng đấu thầu cuối cùng vì lý do khách quan của cơ chế. Mặc dù thương vụ chỉ hoàn tất trong gần nửa năm, nhưng cuộc chiến thâu tóm này cho thấy sự rượt đuổi quyết liệt để sở hữu chuỗi bán lẻ của các ông lớn.

Quá trình đàm phán để sở hữu Big C Việt Nam chỉ kéo dài trong vòng 6 tháng với 3 đợt mở thầu chính thức. Qua mỗi vòng thầu, mỗi đơn vị tham gia lại đưa mình vào vị trí ứng cử viên hàng đầu. Tuy vậy, những thông tin chính thức về các đơn vị lọt qua các vòng đấu thầu ra sao luôn được phía Big C giấu kín.

Theo Wall Street Journal, vòng đấu thầu đầu tiên của thương vụ này đã được các nhà đầu tư nộp hồ sơ trước hạn chót mà tập đoàn Casino đưa ra, là ngày 10/3. Casino xem xét hồ sơ của 5 đơn vị đấu thầu, và các đơn vị này phải đưa ra các kế hoạch tài chính đầy đủ trước thời điểm giữa tháng 4.

Sau đó ít lâu, ông Diệp Dũng, Chủ tịch Saigon Co.op thông tin về việc đơn vị này đã lọt vào vòng đấu thầu thứ 2, và thông tin về đối thủ trong vòng đấu thầu này vẫn không được tiết lộ. Cho tới sáng ngày 29/4, trong Hội nghị Thủ tương với doanh nghiệp 2016, người đứng đầu Saigon Co.op cũng chia sẻ, doanh nghiệp này đã lọt vào vòng đấu thầu cuối cùng với một tập đoàn của Thái Lan. Đây là một kết cục gây bất ngờ, bởi tham gia đấu thầu có rất nhiều đối thủ lớn nước ngoài.

Ông Dũng bày tỏ cùng Thủ tướng tại hội nghị: “Dù có mặt ở vòng cuối cùng, nhưng phía bán cũng nêu khó khăn là thương vụ này được mua bán bởi công ty nước ngoài đặt ở châu Âu. Họ lo ngại liệu Sài Gòn Co.op có xin được giấy phép đầu tư nước ngoài hay không? Chúng tôi cho rằng sẽ được ủng hộ, nhưng bạn lo âu và đã đặt chúng tôi vào tình thế khó khăn hơn đối thủ cạnh tranh”.

Như báo Tri thức trực tuyến đã đưa thông tin, dù đã được Thủ tướng ủng hộ về cơ chế nhưng thời gian lại không ủng hộ Saigon Co.op. Ngay trong buổi chiều cùng ngày, thương vụ đã được chốt hạ. Big C chính thức về tay Central Group với giá 920 triệu euro khiến không ít người nuối tiếc, khi Saigon Co.op đã vượt qua nhiều đối thủ để đi đến vòng đấu cuối cùng. Hy vọng biến Big C trở thành một thương hiệu thuần Việt đã không còn.

Một tình tiết bất ngờ sau khi Big C đổi chủ chính là sự xuất hiện của Nguyễn Kim. Đây là nội dung thông cáo báo chí Tập đoàn Thái Lan Central Group phát đi ngày 29/4, thông báo về thương vụ thâu tóm chuỗi siêu thị Big C tại Việt Nam.

Big C về tay đại gia Thái Lan: Cảnh báo đáng ngại cho thị trường Việt? - Ảnh 1Phóng to

Sau thương vụ Big C Việt Nam được bán cho Tập đoàn Thái Lan lần này, 50% thị phần thị trường bán lẻ Việt Nam đã nằm trong tay người Thái. (Ảnh minh họa).

Cụ thể, cả Central Group và Nguyễn Kim Group nhận chuyển nhượng hệ thống Big C Việt Nam với tổng giá trị giao dịch 920 triệu euro (khoảng 1,05 tỷ USD). Chi tiết về việc tham gia của Nguyễn Kim Group cũng như tỷ lệ tham gia góp vốn vào thương vụ này chưa được hai bên công bố.

Thông cáo báo chí của tập đoàn Casino cũng thông tin rằng, Central Group cùng với Nguyễn Kim Group sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược của Big C Việt Nam, đặc biệt là liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng hàng hóa sản xuất tại Việt Nam cho các cửa hàng Big C.

Đại gia Thái thống lĩnh thị trường bán lẻ Việt?

Tin tức trên báo Đất Việt, cùng với thương vụ Big C Việt Nam, thị phần của Thái Lan về mạng lưới bán lẻ, doanh số tại Việt Nam rất lớn. Tổng số điểm của các siêu thị nước ngoài ở Việt Nam khoảng 100, thì Thái Lan chiếm một nửa, ngoài ra Lotte, Aeon, Emart...

Báo Tri thức trực tuyến thông tin, sau thương vụ Big C Việt Nam được bán cho Tập đoàn Thái Lan lần này, 50% thị phần thị trường bán lẻ Việt Nam đã nằm trong tay người Thái.

“Big C như cô gái đẹp, ai cao giá thì bán, ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội chia sẻ.

“Kết thúc thương vụ này, đồng nghĩa cán cân thị trường bán lẻ Việt đã nghiêng hẳn về phía DN nước ngoài, trong đó chủ yếu là người Thái nắm giữ “miếng bánh lớn” – ông Phú tiếp lời.

Từng nhiều lần phát biểu và bày tỏ sự hy vọng một trong số tập đoàn bán lẻ Việt có tiềm lực sẽ “mua” lại Big C Việt Nam, nhưng với kết quả thương vụ chuyển nhượng này, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, ý đồ người Thái “đổ bộ” đầu tư cả sản xuất, phân phối hàng… tại Việt Nam coi như đã thành công.

Không ngạc nhiên trước thông tin Big C Việt Nam “về tay” người Thái bởi trước đây cũng đã từng đưa ra dự báo này, ngược lại, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội lại cảm thấy buồn lòng: “Đừng vui, đừng lạc quan khi thấy Big C được người Thái mua lại. Đây lạ là cảnh báo đáng ngại cho thị trường bán lẻ Việt, người sản xuất và cả người tiêu dùng Việt”.

Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội phân tích, người Thái thay vì sản xuất hàng ở Việt Nam, sẽ sản xuất hàng hoá tại Thái và vận chuyển sang Việt Nam. Và như thế, trên các kệ của 43 cửa hàng và 30 trung tâm mua sắm của Big C Việt Nam tới đây sẽ lại tràn ngập hàng Thái.

Từng trao đổi trên Đất Việt, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội chỉ ra rằng: "Thái Lan đã thâm nhập thị trường Việt Nam rất lâu. Thị trường Thái Lan đã bão hòa với 65% là siêu thị, trong khi đó khoảng cách giữa Việt Nam, Thái Lan rất gần, hàng hóa Thái Lan đã quen thuộc với thị trường Việt Nam, dù giá cao hơn một chút nhưng chất lượng thì tốt hơn nhiều. Trong các gia đình Việt Nam, gia đình nào cũng có ít nhất một sản phẩm của Thái Lan, từ nước rửa chén, rổ chậu nhựa, mỹ phẩm, thức ăn nhanh, dụng cụ nhà bếp... Hàng Thái Lan vào Việt Nam bằng rất nhiều con đường, từ các cửa hàng, siêu thị, các hội chợ được tổ chức hàng năm tại các tỉnh, qua con đường du lịch... Lãnh đạo Thái Lan từng tuyên bố sẽ biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường. Ý đồ xâm chiếm thị trường Việt Nam của Thái Lan là rất rõ ràng, điều đó không thể cưỡng nổi và Việt Nam phải chấp nhận cạnh tranh".

Ông cũng chỉ rõ bước đi khôn ngoan của doanh nghiệp bán lẻ ngoại, trong đó có Thái Lan, đó là họ không những đầu tư vào phân phối mà còn đầu tư vào sản xuất. Hiện nay, có tới 80% sản phẩm thịt, gà trên quầy siêu thị Việt Nam là của Tập đoàn CP Thái Lan. Họ đầu tư cả giống, phân bón, thức ăn, chăn nuôi, giết mổ... nông dân Việt đi làm thuê cho doanh nghiệp Thái và họ bắt đầu ép.

"Nếu không có một cuộc cách mạng, giải cứu toàn diện về nhân lực, chiến lược, liên kết, quản trị doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh thì thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ chẳng còn gì. Các siêu thị Việt Nam không có gì cá biệt, ít đổi mới, thậm chí còn tự hại nhau, văn hóa kinh doanh, phục vụ đều kém...", ông Vũ Vinh Phú nói.

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý