Bộ Chính trị kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của 1.000 cán bộ cấp cao

remember1 remember1 @remember1

Bộ Chính trị kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của 1.000 cán bộ cấp cao

Bộ Chính trị vừa ban hành quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản đối với các cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

27/05/2017 12:21 PM
316

Bộ Chính trị vừa ban hành quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản đối với các cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Theo báo VnExpress, bà Lê Thị Thủy- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, Bộ Chính trị vừa ban hành quy định số 85 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý. Theo đó, chủ thể của công việc kiểm tra, giám sát này là Bộ Chính trị, Ban bí thư và Ủy ban kiểm tra Trung ương.

"Số lượng cán bộ chịu tác động của quy định khoảng 1.000 người", bà Thủy cho biết và giải thích thêm, không phải tất cả cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý đều sẽ được kiểm tra, giám sát.

Việc kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản nêu trên chỉ tiến hành nếu có 3 yếu tố: Khi cơ quan và tổ chức có thẩm quyền ban hành kế hoạch, yêu cầu kiểm tra, giám sát; trường hợp xuất hiện đơn thư, kiến nghị, phản ánh có căn cứ về việc kê khai tài sản không trung thực của cán bộ; khi cán bộ có dấu hiệu vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản.

Bộ Chính trị kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của 1.000 cán bộ cấp cao - Ảnh 1

Bà Lê Thị Thuỷ - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư. Ảnh: Báo Giao Thông

Theo bà Thủy, các quy định hiện hành về kê khai tài sản, thu nhập và kiểm tra, giám sát vẫn triển khai bình thường, "không phải vì có quy định 85 mà thay đổi". Điều này được hiểu là quy định 85 chỉ áp dụng với cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý và được áp dụng khi có 3 yếu tố cần thiết để cơ quan chức năng vào cuộc. Quá trình kiểm tra, giám sát sẽ xem xét tài sản của cán bộ và vợ hoặc chồng, con chưa thành niên.

Trước ý kiến cho rằng, quy trình kiểm tra, giám sát kê khai tài sản nên được đặt ra ngay trong quá trình bổ nhiệm cán bộ, bà Thủy cho rằng, lâu nay quá trình kiểm tra tài sản khi bổ nhiệm cán bộ đã có rồi. Trong bảng báo cáo luôn có dòng kê khai tài sản trung thực đầy đủ. Nay vẫn tiếp tục quy trình làm bình thường, không phải vì có quy định này mà việc đó thay đổi đi. Quy định này chỉ điều chỉnh khi có 3 yếu tố như đã nói ở trên. Chẳng hạn, nếu báo chí phản ánh thì thuộc trường hợp là khi có phản ánh, kiến nghị, đơn thư tố cáo, báo Vietnamnet đưa tin.

Trả lời PV báo Dân Trí về việc xử lý khi kê khai tài sản thiếu trung thực, bà Thủy cho rằng, toàn bộ việc kê khai tài sản không trung thực thì được xử lý theo quy định của Đảng và Nhà nước. Hiện các cơ quan của Đảng cũng đang sửa đổi quy định về hình thức xử lý nếu kê khai tài sản không trung thực, không đầy đủ. Còn quy định của Nhà nước, tới đây sửa luật phòng chống tham nhũng cũng sẽ quy định rõ, Chính phủ cũng sẽ sửa nghị định về kỷ luật cán bộ cũng liên quan đến việc này.

Theo bà Thủy, toàn bộ hoạt động kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản được thực hiện theo đúng quy trình kiểm tra giám sát của Đảng. Có nghĩa là sau khi làm xong, UB Kiểm tra trung ương sẽ có thông cáo và công khai rất đầy đủ để trên cơ sở đó các cơ quan báo chí thông tin rộng rãi; đồng thời các tổ chức, cá nhân, nhân dân biết sự việc.

(Tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý