Bộ Công an lên tiếng về việc CSGT mời tài xế dùng tiền lẻ qua trạm BOT lên làm việc

daikieu daikieu @daikieu

Bộ Công an lên tiếng về việc CSGT mời tài xế dùng tiền lẻ qua trạm BOT lên làm việc

Liên quan đến việc CSGT mời tài xế dùng tiền lẻ qua trạm BOT Biên Hòa lên làm việc, thiếu tướng Lương Tam Quang cho rằng, Công an các địa phương có quyền mời hay triệu tập các tài xế để nhắc nhở.

23/10/2017 11:27 AM
95

Liên quan đến việc CSGT mời tài xế dùng tiền lẻ qua trạm BOT Biên Hòa lên làm việc, thiếu tướng Lương Tam Quang cho rằng, Công an các địa phương có quyền mời hay triệu tập các tài xế để nhắc nhở, giáo dục.

Theo báo Thanh Niên, mới đây Thượng tá Võ Đình Thường, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai đã ký giấy mời 20 lái xe có hành vi cản trở giao thông đến làm việc để nhắc nhở, yêu cầu không được gây ách tắc, cản trở giao thông tại trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa (Đồng Nai).

Liên quan đến vụ việc, Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an cho hay, các tài xế hay người dân trả tiền lẻ hay chẵn thì luật pháp không cấm, nhưng nếu như lợi dụng vào việc đó, hoặc có hành vi cản trở các hoạt động bình thường khác, thì cơ quan Công an sẽ làm rõ.

Thiếu tướng Quang cũng cho rằng, Công an các địa phương có quyền mời hay triệu tập các tài xế trong thời gian qua để nhắc nhở, giáo dục. Về hình thức giấy mời hay triệu tập là tùy vào tính chất sự việc, tuy nhiên, cơ quan Công an đã xác định có những trường hợp lợi dụng việc trả tiền lẻ để gây cản trở giao thông.

Bộ Công an lên tiếng về việc CSGT mời tài xế dùng tiền lẻ qua trạm BOT lên làm việc - Ảnh 1Phóng to

Tài xế dùng tiền lẻ qua trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa. Ảnh: VnExpress

Trước đó, Luật sư Lê Văn Kiên – Trưởng văn phòng Luật sư Ánh sáng Công lý (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định, việc cảnh sát giao thông gửi giấy mời cho công dân nói chung và lái xe nói riêng lên làm việc là hoàn toàn không có gì sai và đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Bởi lẽ họ cũng cần phải xác minh làm rõ hành vi của những người này (hành vi dùng tiền lẻ thanh toán qua trạm BOT) có vi phạm các quy định của Luật giao thông đường bộ hay không.

Cũng theo luật sư Kiên, khi nhận được Giấy mời thì công dân có thể đến hoặc không đến làm việc mà không bị xử lý bất cứ trách nhiệm gì. Bởi lẽ thông thường khi được mời thì có thể đi boặc không đi là quyền của người được mời. Hơn nữa, trong các quy định của pháp luật hiện hành thì không có bất cứ quy định nào bộc công dân phải thực hiện theo giấy mời của cơ quan công an nói chung và cảnh sát giao thông nói riêng và kèm theo đó không có bất cứ chế tài nào xử lý người không đến làm việc theo giấy mời của các cơ quan này.

"Tuy nhiên, theo quan điểm của cá nhân tôi thì khi nhận được Giấy mời của Cơ quan công an để đến làm việc thì công dân nên đến để phối hợp làm việc để làm rõ các vấn đề liên quan". - luật sư Kiên nói.

Luật sư Kiên cho biết thêm, khi đến làm việc, công dân cần bình tĩnh trả lời các câu hỏi của cảnh sát, đồng thời họ phải xác định rõ, công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, danh dự, nhân phẩm và được quyền tự do đi lại khi họ chưa bị coi là người có tội. Trong trường hợp cần thiết họ nên tham vấn sự tư vấn pháp luật, của các luật sư để bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của mình.

Hoàng Yên (T/h)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý