Bộ Công an sẽ quản lý dịch vụ kinh doanh đòi nợ

baybeface1 baybeface1 @baybeface1

Bộ Công an sẽ quản lý dịch vụ kinh doanh đòi nợ

Bộ Công an sẽ thay Bộ Tài chính quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 104 (2007).

23/07/2016 08:49 AM
339

Dự thảo xác định Bộ Công an là cơ quan “chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ”.

  Bộ Công an sẽ quản lý dịch vụ kinh doanh đòi nợ - Ảnh 1

Bộ Công an sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Theo đó, ngành công an sẽ thay ngành tài chính thực hiện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ; cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ; kiến nghị thu hồi Giấy đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ; thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; tổ chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Đồng thời, trách nhiệm ban hành mẫu thẻ, mẫu trang phục cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng sẽ thuộc về Bộ Công an. Trách nhiệm của Bộ Tài chính bây giờ chỉ là phối hợp với Bộ Công an xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc kiến nghị với Chính phủ ban hành, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Theo quy định mới tại Nghị định này, dự kiến lực lượng công an các cấp cũng sẽ thay Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định trong Nghị định này trong phạm vi thẩm quyền xử phạt được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng quy định rất rõ, "những người không mặc trang phục, không đeo thẻ nhân viên theo quy định, không có giấy giới thiệu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thì không được làm việc trực tiếp với chủ nợ hoặc khách nợ hoặc với tổ chức, cá nhân khác liên quan".

Ngoài ra, dự thảo còn quy định “tăng thêm” trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Cụ thể, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của Chính phủ; chấp hành việc kiểm tra, hướng dẫn của của cơ quan công an có thẩm quyền và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Đồng thời, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với doanh nghiệp; báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và nơi mở chi nhánh; báo cáo cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Công an xã, phường, thị trấn nơi hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ…

Liên quan đến vấn đề "xử lý chuyển tiếp" giữa quy định hiện hành và quy định mới, dự thảo Nghị định nêu: Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhưng chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải được cơ quan công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự mới được tiếp tục hoạt động.

Còn với các vi phạm đã được Chánh Thanh tra Sở, Bộ Tài chính, Thanh tra viên Sở, Bộ Tài chính xử lý và đã lập Biên bản thì phía Thanh tra Sở, Bộ này tiếp tục xử lý theo quy định.

Trước đó, năm 2015, Bộ Tài chính và Bộ Công an cũng đã phối hợp soạn thảo một Thông tư liên tịch hướng dẫn về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, trách nhiệm kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ để chuyển chức năng quản lý Nhà nước trong hoạt động này từ Bộ Tài chính về Bộ Công an nhưng chưa được thông qua vì thông tư này đi ngược lại với các quy định của Nghị định 104.

Đức Mỹ

Ads Vitamin Genki + giúp trẻ phát triển chiều cao, bổ sung dinh dưỡng phòng bệnh tốt nhất trong mùa hè
Ads Hàng nghìn người đã khỏi viêm xoang không cần dùng thuốc
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý