Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ đến Cam Ranh trong chuyến thăm VN?

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ đến Cam Ranh trong chuyến thăm VN?

Trước khi đến Việt Nam ông Ashton Carter sẽ tham gia Đối thoại ShangriLa, một diễn đàn an ninh thường niên quan trọng nhất ở châu Á Thái Bình Dương.

23/05/2015 12:37 PM
336

   - Ảnh 1

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ đến Cam Ranh trong chuyến thăm Việt Nam?

Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Ted Osius, Đại sứ Mỹ Hoa Kỳ tại Việt Nam ngày 22/5 đưa tin cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter dự kiến đến Việt Nam vào cuối tháng 5 này.

Trong chuyến thăm đến Việt Nam lần này vấn đề hợp tác quân sự sẽ được đưa ra thảo luận.Đây sẽ là chuyến công du Việt Nam đầu tiên của Bộ trưởng Carter kể từ khi ông nhậm chức vào ngày 17/2/2015.

Ông Ashton Carter là Bộ trưởng Quốc phòng thứ 4 dưới thời Tổng thống Barack Obama.Năm ngoái, cựu Bộ trưởng QP Mỹ Chuck Hagel, người tiền nhiệm của ông Carter đã hủy chuyến thăm Việt Nam không lâu trước khi từ chức.

Trước khi đến Việt Nam ông Ashton Carter sẽ tham gia Đối thoại Shangri-La 2015, một diễn đàn an ninh thường niên quan trọng nhất ở châu Á Thái Bình Dương tổ chức ở Singapore.

   - Ảnh 2

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter

Về chuyến thăm giữa quan chức Mỹ đến Việt Nam, Đại sứ Osius cho biết: "Chúng tôi sẽ có một số quan chức trong nội các, và có thể một chuyến thăm cấp cao hơn thế nữa từ Mỹ tới Việt Nam".

Theo một số phỏng đoán, vấn đề căng thẳng trên Biển Đông, cụ thể là những vụ va chạm gần đây giữa quân đội Trung Quốc và quân đội Mỹ cũng sẽ được giới chức quân sự Mỹ, Việt đề cập.

Ngoài ra, cũng có nhận định cho rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter có thể đến thăm quân cảng Cam Ranh trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên này. Tuy nhiên, có phán đoán khác cho hay, điều này chưa chắc đã xảy ra bởi Mỹ chỉnh đánh tín hiệu một lần, thậm chí ông Ashton Carter cũng không cần đến Cam Ranh mà sẽ đệp cập đến nói trong các cuộc hội đàm với giới chức lãnh đạo Việt Nam.

   - Ảnh 3

Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Cam Ranh vào tháng 6/2012


Trước đó, vào ngày 3/6/2012, cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta cùng đoàn của mình cũng thực hiện chuyến thăm ngắn đến căn cứ Cam Ranh khi khởi động chuyến thăm VN trong 3 ngày.

Trước khi đến Cam Ranh vào ngày 3/6/2012, ông Leon Panetta cũng vừa tham dự Đối thoại Shangri-La 2012 sau đó có chuyến bay thẳng đến Việt Nam.

Cam Ranh là một trong những vịnh nước sâu chiến lược quan trọng nhất châu Á, tốt nhất thế giới. Quân đội Hoa Kỳ từng sử dụng nó làm trung tâm các hoạt động hải quân trong Chiến tranh Việt Nam. Hiện nay Hải quân Mỹ đang cạnh tranh chiến lược với Nga về việc sử dụng dịch vụ ở Cam Ranh.

Theo các nhận định của giới phân tích quân sự quốc tế, Việt Nam có thể thay đổi cán cân quyền lực ở châu Á - Thái Bình Dương chỉ đơn giản bằng cách cung cấp một hoặc một số cách "tiếp cận ưu đãi" khác với Cam Ranh. Vịnh nước sâu chiến lược này nằm cách quần đảo Hoàng Sa 600 km về phía Tây và cách Trường Sa 800 km về phía Tây Bắc.

   - Ảnh 4

Hải quân Việt Nam diễu binh ở Cam Ranh (ảnh tư liệu)

Tàu chiến đóng tại căn cứ ở Cam Ranh có thể dễ dàng ra vào Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca. Lịch sử đã cho thấy giá trị của nó như một căn cứ hải quân và không quân. Sau Chiến tranh Việt Nam, Liên Xô và sau này là Nga đã thuê Cam Ranh từ năm 1979 đến 2002. Kết thúc Chiến tranh Lạnh, một số tầm quan trọng chiến lược của Cam Ranh bị suy giảm. Nhưng sự hung hăng, ngang ngược ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm thay đổi tầm quan trọng trong sự hiện diện của vịnh Cam Ranh.

Việt Nam từ sau khi Nga rút hạm đội về nước đến nay vẫn chủ trương nhất quán không cho bất cứ quốc gia nào hiện diện thường xuyên Cam Ranh và nhiều lần từ chối yêu cầu lặp đi lặp lại từ Hoa Kỳ đang tìm cách sử dụng cảng Cam Ranh như một căn cứ.

Việt Nam chỉ cho phép tàu nước ngoài được ra vào và sử dụng dịch vụ tại Cam Ranh và hiên nay Nga trở thành khách hàng thường xuyên nhất.

Hòa Bình

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý