Bộ Y tế quy định mới về các chất dùng trong sữa tắm, khăn ướ

biettuot biettuot @biettuot

Bộ Y tế quy định mới về các chất dùng trong sữa tắm, khăn ướ

Cục Quản lý Dược vừa ra thông báo quy định về sử dụng hỗn hợp Methylcholorothiazolinone và Methylisothiazolineone (MCT + MIT) dùng trong mỹ phẩm.

24/05/2016 03:48 PM
22

(ĐSPL) - Cục Quản lý Dược vừa ra thông báo quy định về sử dụng hỗn hợp Methylcholorothiazolinone và Methylisothiazolineone (MCT + MIT) dùng trong mỹ phẩm.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa gửi công văn số 6959/QLD-MP đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm thông báo quy định các chất dùng trong mỹ phẩm.

Theo công văn của Cục Quản lý Dược do Phó Cục trưởng Đỗ Văn Đông ký cho biết, triển khai quy định về các chất sử dụng trong mỹ phẩm của ASEAN và việc áp dụng của các quốc gia thành viên ASEAN, Cục Quản lý Dược thông báo quy định về sử dụng hỗn hợp Methylcholorothiazolinone và Methylisothiazolineone (MCT + MIT) dùng trong mỹ phẩm như sau:

Hỗn hợp  Methylcholorothiazolinone và Methylisothiazolineone (MCT + MIT) theo tỷ lệ 3:1 chỉ được sử dụng trong các sản phẩm rửa sạch (rinse- off products) với nồng độ không quá 0,0015%

Hỗn hợp Methylcholorothiazolinone và Methylisothiazolineone (MCT + MIT) theo tỷ lệ 3:1 không được dùng thêm thành phần Methylisothiazolineone trong một sản phẩm mỹ phẩm.

Cục Quản lý Dược nhấn mạnh tại công văn này là tất cả các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu chưa đáp ứng quy định mới nêu trên được cấp phép lưu hành trên thị trường đến hết ngày 30/11/2016.

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu Sở Y tế các địa phương phổ biến quy định này đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn để triển khai thực hiện. Về phía các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm rà soát lại thành phần công thức các sản phẩm mỹ phẩm, cập nhật các danh mục để đảm bảo chỉ đưa ra lưu thông phân phối và sử dụng các sản phẩm an toàn và đúng quy định.

Quy định mới về các chất dùng trong sữa tắm, khăn ướt  - Ảnh 1Phóng to

Nhà sản xuất không ghi rõ tỉ lệ các chất hóa học trên bao bì sản phẩm. (Ảnh: Báo Pháp luật Việt Nam).

Thông tin trên báo Sức khỏe Đời sống, cũng liên quan đến hoạt chất dùng trong mỹ phẩm này, trước đó tại công văn số 6577/QLD-MP về việc cập nhật quy định các chất dùng trong mỹ phẩm của Cục Quản lý Dược ban hành ngày 13/4/2015 gửi Sở Y tế các địa phương, Viện Kiểm nghiệm thuốc TW và Viện Kiểm nghiệm thuốc TP HCM, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược cho biết, các chất bảo quản Methylisothiazolinone (MIT) và hỗn hợp Methylchlorothiazolinone với Methylisothiazolinone (MCT + MIT) (tham chiếu 39, 57 Annex V): Hỗn hợp MCT + MIT theo tỷ lệ 3:1 chỉ được sử dụng trong các sản phẩm rửa sạch (rinse-off products) với nồng độ không quá 0,0015%; Hỗn hợp MCT + MIT theo tỷ lệ 3:1 và có thêm MIT thì không được sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm.

Thời hạn áp dụng quy định đối với Methylisothiazolinone (MIT) và hỗn hợp Methylchlorothiazolinone với Methylisothiazolinone (MCT + MIT) (tham chiếu 39, 57 Annex V) nêu trên: Thời hạn công bố đối với các sản phẩm mới sản xuất trong nước, nhập khẩu đến hết ngày 01/7/2015; Các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được phép lưu thông trên thị trường đến hết ngày 30/4/2016.

Báo Pháp luật Việt Nam đưa tin, việc Cục Quản lý dược “kịp thời” ban hành văn bản 6959/QLD-MP đúng ngày 29/4/2016 (trước thời hạn phải thu hồi các dòng sản phẩm có chứa chất Methylisothiazolinone (MIT) và hỗn hợp Methylchlorothiazolinone với Methylisothiazolinone (MCT + MIT) đúng 1 ngày) khiến dư luận rất băn khoăn.

Anh Nguyễn Minh Tiến (trú tại Hoàng Cầu, Hà Nội) bày tỏ: ”Nếu Cục Quản lý dược khẳng định chất đó vẫn an toàn cho người sử dụng thì việc gì phải ban hành văn bản thu hồi sản phẩm. Việc lùi lại thời hạn thu hồi sản phẩm 7 tháng (từ 30/4 đến 30/11) phải chăng là động thái của cơ quan quản lý “tạo điều kiện” cho doanh nghiệp tiếp tục được tiêu thụ những sản phẩm mà lẽ ra phải thu hồi từ 30/4”.

Bên cạnh đó còn rất nhiều ý kiến độc giả thắc mắc rằng trên bao bì các dòng sản phẩm trên thì tỉ lệ các chất Methylisothiazolinone (MIT); Hỗn hợp Methylchlorothiazolinone và Methylisothiazolinone (MCT + MIT) không được ghi rõ ràng. Điều này dẫn đến việc đánh lừa người tiêu dùng rơi vào ”ma trận” chất cấm có bị cấm hay không?

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý