Bộ Y tế triển khai các biện pháp xử lý bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường nước biển sau sự cố Formosa

baybeface1 baybeface1 @baybeface1

Bộ Y tế triển khai các biện pháp xử lý bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường nước biển sau sự cố Formosa

Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình, triển khai các biện pháp xử lý bảo đảm an toàn thực phẩm sau sự cố Formosa...

30/07/2016 02:46 PM
4,055

Bộ Y tế triển khai các biện pháp xử lý bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường nước biển sau sự cố Formosa

Bộ Y tế triển khai các biện pháp xử lý bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường nước biển sau sự cố Formosa. Ảnh: Internet

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương thực hiện các giải pháp giải quyết sự cố môi trường do Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa gây ra nhằm khôi phục ổn định đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh cho nhân dân.

Trong hai ngày 25 và 26/7, Đoàn công tác của Bộ Y tế đã phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương nắm bắt thông tin, rà soát và kiểm tra tình hình thực tế tại vùng nước biển, các cảng cá, kho đông lạnh và một số hộ gia đình (tại cảng cá Nhật Lệ, tại xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; tại vùng biển Vũng Áng, tại xã Kỳ Phương, Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Đây là nơi diễn ra các hoạt động đánh bắt, kinh doanh hải sản và nguồn nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt của nhân dân trong địa bàn bị ảnh hưởng bởi sự cố.

Sau khi nắm bắt, đánh giá tình hình thực tế tại các địa phương, GS.TS. Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu các cơ quan chức năng của Bộ Y tế phối hợp với địa phương để triển khai có hiệu quả các hoạt động phối hợp bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường nước biển do ảnh hưởng sự cố ô nhiễm môi trường tại một số tình miền Trung trong thời gian tới theo Kế hoạch số 76/KH-BYT ngày 11/7/2016 của Bộ Y tế. Các hoạt động chính là:

1. Đối với hải sản tại các kho đông lạnh, thực hiện lấy mẫu, kiểm nghiệm từng lô, mẻ đang bảo quản tại các kho đông lạnh để xác nhận an toàn. Đối với lô hải sản không an toàn phải cương quyết xử lý.

2. Đối với các lô hải sản đánh bắt ngoài 20 hải lý tổ chức xác nhận bảo đảm an toàn; với các lô hải sản đánh bắt trong 20 hải lý tổ chức tổ chức giám sát thường xuyên đến khi xác nhận an toàn sẽ công bố thông tin; tổ chức giám sát, theo dõi an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm chế biến từ cá biển (cá khô, nước mắm…).

3. Tổ chức quan trắc và cảnh báo kịp thời môi trường nước biển, tập trung nước biển gần bờ trong phạm vi 3 hải lý, ở các bãi tắm để đánh giá và công bố môi trường nước biển an toàn.

4. Tổ chức Quan trắc môi trường khu vực quanh nhà máy về không khí, nguồn nước ngầm sinh hoạt, ăn uống của nhân dân để đánh giá tình hình ô nhiễm và cảnh báo kịp thời cho nhân dân.

5. Tổ chức đánh giá tác động của môi trường đối với sức khỏe nhân dân địa phương, tập trung ở khu vực quanh nhà máy gây sự cố và cảnh báo kịp thời.

6. Nghiên cứu chính sách bảo hiểm y tế để đề xuất phương án hỗ trợ bảo hiểm y tế cho ngư dân và diêm dân trong khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường.

7. Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp với địa phương tổ chức khám sức khỏe, lồng ghép hoạt động tư vấn và truyền thông về bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý