Bột ngọt và hội chứng nhà hàng Trung Quốc

mesu mesu @mesu

Bột ngọt và hội chứng nhà hàng Trung Quốc

Năm 1968, khởi nguồn từ những triệu chứng cá nhân của bác sĩ Robert Ho Man Kwok được mô tả trong lá thư gửi Tổng Biên tập báo New England Journal of Medecine sau khi vị bác sĩ này ăn tại một nhà hàng Trung Quốc như tê mỏi gáy, khó chịu mà được cho là gây ra bởi muối, nước tương, rượu hay bột ngọt. Từ đó, một luồng dư luận về việc bột ngọt là nguyên nhân gây ra “Hội chứng nhà hàng Trung Quốc” nói trên đã hình thành vào cuối thế kỷ XX.

27/01/2014 09:07 AM
66,348

Nhiều nghiên cứu sau đó đã được thực hiện để xác nhận bột ngọt có phải là nguyên nhân hay không? Tuy nhiên, rất nhiều mô hình nghiên cứu khác nhau được thực hiện đã dẫn tới những kết quả không đồng nhất và gây lên tranh luận lớn trong giới khoa học nửa cuối thế kỷ 20. Các nhà khoa học cho rằng các nghiên cứu đó không được thiết kế một cách khoa học.

Năm 1995, Hiệp Hội Sinh Học Thực Nghiệm Hoa Kỳ (FASEB) đã đưa ra những khuyến cáo cụ thể về mô hình sử dụng trong việc tiến hành nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân của Hội chứng nhà hàng Trung Quốc. Năm 2000, một nghiên cứu xuất sắc được thực hiện bởi nhà khoa học Geha, trong đó thiết kế nghiên cứu dựa vào những khuyến cáo của FASEB, sử dụng mô hình mù kép, có đối chứng giả dược vàng hiên cứu tại các giai đoạn khác nhau đã cho thấy bột ngọt không phải là nguyên nhân của cái gọi là “Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc”.

Đến ngày hôm nay, có thể một vài người vẫn cho rằng mình bị “Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc”, tuy nhiên nguyên nhân của Hội chứng đó không phải là bột ngọt.

                                     Tiến sĩ, Bác sĩ Tạ Thị Tuyết Mai

                                                                            Trưởng Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý