Cả nước thiếu hơn 40.000 giáo viên ở bậc mầm non và tiểu học

remember1 remember1 @remember1

Cả nước thiếu hơn 40.000 giáo viên ở bậc mầm non và tiểu học

(ĐSPL) Hiện tại, số giáo viên cả nước còn thiếu là hơn 45.000 người, trong đó thiếu nhiều nhất ở bậc mầm non (thiếu 32.641 người) và bậc tiểu học (thiếu 7.824).

15/01/2017 06:49 AM
284

(ĐSPL) - Hiện tại, số giáo viên cả nước còn thiếu là hơn 45.000 người, trong đó thiếu nhiều nhất ở bậc mầm non (thiếu 32.641 người) và bậc tiểu học (thiếu 7.824).

Báo Dân trí đưa tin, tình trạng bất cập giáo viên “vừa thừa, vừa thiếu” được thông tin, mổ xẻ thẳng thắn tại Hội nghị sơ kết học kỳ 1 năm học 2016-2017 của khối Sở GD-ĐT tạo diễn ra sáng 14/1 tại Hà Nội.

Theo tin tức trên báo Vietnamnet, theo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD-ĐT), hiện nay, đang xảy ra tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ giữa các bậc học. Trong khi giáo viên phổ thông thừa khoảng hơn 40 nghìn thì ở bậc mầm non, theo tính toán của các địa phương thì thiếu tới hơn 30 nghìn giáo viên.

Cả nước thiếu hơn 40.000 giáo viên ở bậc mầm non và tiểu học - Ảnh 1

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý công tác điều chuyển giáo viên thừa thiếu tại các tỉnh thành. (Ảnh: Dân trí)

Cụ thể, tại thời điểm hiện tại, tổng số giáo viên công lập dôi dư toàn quốc hiện nay là 26.750 người (trong đó, tiểu học 3.194, trung học cơ sở: 21.005, trung học phổ thông 2.551). Tổng số giáo viên công lập còn thiếu là 45.058 (trong đó, mầm non: 32.641, tiểu học: 7.824, trung học cơ sở: 2.799, trung học phổ thông: 1.794).

Một số tỉnh có số lượng dôi dư giáo viên cấp trung học cơ sở như: Thái Bình: 1.224 giáo viên, Phú Thọ: 1.191 giáo viên, Thanh Hóa: 2.188 giáo viên, Nghệ An: 1.742 giáo viên, Quảng Nam: 1.096 giáo viên; các tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non như: Sơn La: 1.040 giáo viên, Bắc Giang: 1.921 giáo viên, Thái Bình: 1.500 giáo viên, Thanh Hóa: 1.405 giáo viên, Nghệ An: 3.328 giáo viên, TP. Hooff Chí Minh: 1.195 giáo viên.

Trong khi đó, một số tỉnh lại thiếu nhiều giáo viên bậc tiểu học, có thể kể đến Hà Nội (2.696 giáo viên), Sơn La (1.133 giáo viên), Gia Lai (1.196 giáo viên).

Để giải quyết tình trạng này, một số địa phương đã điều chuyển các giáo viên phổ thông xuống dạy ở các trường mầm non. Tuy nhiên, do yêu cầu của giáo viên mầm non khác với giáo viên phổ thông nên trong thực tế đã xảy ra nhiều bất cập.

Điển hình như tại Thanh Hóa, hơn 100 trường hợp giáo viên THCS dôi dư của huyện Thạch Thành đã được điều chuyển xuống dạy tiểu học và mầm non. Tuy nhiên, hơn 40 trường hợp chuyển về mầm non đều được sắp xếp làm công tác hậu cận, nấu cơm, rửa bát. Theo bà Phạm Thị Hằng (Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa), việc quy hoạch, điều chuyển giáo viên rất cần thiết nhưng phải thận trọng, không áp đặt từ trên xuống mà nên để cơ sở đề xuất thực hiện để phù hợp với thực tiễn, điều kiện cụ thể từng địa phương.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, việc điều chuyển thừa – thiếu giữa các bậc học là tình thế nhưng vẫn phải tôn trọng chất lượng. Việc tiến hành vội vã có thể tiềm ẩn nguy cơ khôn lường về sau này, chẳng hạn có thể “đẻ” thêm nhiều hiện tượng giáo viên bạo hành trẻ.

Điều 2. Mục tiêu giáo dục (Luật Giáo dục năm 2008)

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet nên chỉ mang tính tham khảo.

(tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý