Cách phòng tránh và trị bệnh chốc lở cho bé mùa nóng

baybeface1 baybeface1 @baybeface1

Cách phòng tránh và trị bệnh chốc lở cho bé mùa nóng

Thời tiết nóng nực mùa hè dễ khiến da bé bị nhiễm khuẩn, nổi mụn nhọt, mụn nước. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau để phòng và trị bệnh cho con.

25/05/2015 04:03 PM
1,268

Thời tiết nóng nực khiến trẻ rất dễ mắc các bệnh ngoài da, trong đó có chốc lở. Chốc lở rất dễ lây lan, có thể thành dịch ở trường học, nhà mẫu giáo nếu môi trường ẩm thấp và vệ sinh kém.

Dấu hiệu bệnh chốc lở

   - Ảnh 1

Ban đầu, chốc hình thành những mụn nước, bóng nước nhỏ rồi nhanh chóng thành mụn mủ. Mụn mủ vỡ ra thành vết trầy trợt, ở giữa có vẻ lành và lan rộng ra xung quanh, đóng vảy màu vàng như mật ong. Khi bé mắc bệnh dễ bị ngứa, càng nóng càng ngứa và khó chịu. Bé sẽ gãi không kiểm soát và khiến da bị chầy xước, gây lở loét, lan rộng ra các vùng da khác. Khi vết chốc lở lành dễ để lại sẹo thâm.

Mụn nước thường mọc nhiều ở hai chân và hai tay. Một số trường hợp lây lan lên da đầu, bụng và lưng. Ở trẻ do gãi, vi khuẩn từ chỗ này lây sang chỗ khác làm cho bệnh lan ra khắp cơ thể.

Các thể dạng bệnh chốc lở

Chốc lở truyền nhiễm: Đây là thể bệnh hay gặp nhất với các triệu chứng mụn đỏ trên mặt, quanh mũi và miệng. Mụn nước nhanh chóng vỡ ra, đóng vảy màu nâu. Trẻ có biểu hiện bị sưng hạch ở quanh vùng có vết chốc lở. Bệnh rất dễ lây sang các vùng da lành nếu bị dây dịch của vết chốc lở.

Chốc lở dạng phỏng: Ở thể bệnh này, trẻ sẽ có những nốt phỏng nước, không đau, chứa nhiều dịch, ngứa nhưng không loét. Vết phỏng vỡ ra, đóng vảy vàng, lâu lành hơn các thể chốc lở khác.

   - Ảnh 2

Chốc lở thể mủ: Bệnh chốc lở ở thể này đã ăn sâu vào lớp bì với các triệu chứng: mụn đau, chứa nhiều dịch hoặc mủ, có vảy dày, vết loét sâu. Trên vết mủ có vảy dày, cứng màu vàng xám, sưng hạch ở quanh vết chốc lở.

Tùy vào từng thể bệnh mà có cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em khác nhau. Cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện có đủ chuyên môn chẩn đoán và chữa trị sớm bệnh cho trẻ.

Cách phòng bệnh chốc lở

Để dự phòng bệnh tốt, bố mẹ cần phải vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ. Tắm gội cho trẻ ngày 1 – 2 lần để tránh bị nhiễm khuẩn, nhất là với trẻ em.

Không nên giữ trẻ ở nơi thiếu ánh sáng và ẩm thấp. Phụ huynh cần vệ sinh và làm thoáng mát nơi trẻ học tập và sinh hoạt. Khi có biểu hiện của bệnh nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa sớm để nhanh chóng chữa trị, tránh để lâu ngày, gãi nhiều sẽ lây lan và gây bội nhiễm.

Cách trị bệnh chốc lở

Khi mắc chốc da cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, có thể dùng một số loại nước tắm trong dân gian như nước chè xanh làm khô se tổn thương.

Tại nơi tổn thương chốc có thể sử dụng một số thuốc sát khuẩn hoặc dung dịch thuốc màu theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Dùng một vài ngày không thấy cải thiện hoặc bệnh có xu hướng nặng lên thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Hạ Vy

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý