Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả tránh gây hại cho da

mesuhoa mesuhoa @mesuhoa

Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả tránh gây hại cho da

Một nghiên cứu mới của giới chuyên gia tại Mỹ cho biết: Kem chống nắng có thể ngăn ngừa tổn thương da do tia cực tím gây ra, nhưng nếu bôi không đúng cách, các thành phần “màng lọc” trong kem sẽ khiến da bị tổn thương nặng hơn so với khi không bôi.

26/05/2015 04:36 PM
3,488

Sử dụng kem chống nắng đúng cách giúp phái đẹp bảo vệ làn da trong mùa hè.

Sử dụng kem chống nắng đúng cách giúp phái đẹp bảo vệ làn da trong mùa hè.

Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da sẽ hấp thụ một lượng tia cực tím (UV) nhất định. Quá trình này làm sản sinh các thành phần có hại tên là ROS (reactive oxygen species). ROS gây tổn thương thành tế bào, màng lipid và nguyên liệu di truyền ADN bên trong các tế bào da, khiến da bị tổn hại và có nhiều dấu hiệu lão hóa dễ nhận biết. Việc phơi nắng quá nhiều, nhất là ở thời niên thiếu, còn làm tăng nguy cơ ung thư da.

Yếu tố "màng lọc"

Các loại kem chống nắng hiện hành có các thành phần "màng lọc", ngăn tia cực tím thâm nhập sâu xuống các lớp dưới của biểu bì (lớp ngoài cùng của da), nơi có thể gây hại cho da.

Khi mới được bôi, kem chống nắng nằm lại trên bề mặt da, không cho tia cực tím vào sâu hơn. Lúc này, chính các thành phần "màng lọc" của kem lại ngấm sâu vào trong da, mở cửa cho tia cực tím tự do đi vào sâu hơn. Tại đó, tia cực tím sẽ kết hợp với thành phần "màng lọc", làm sản sinh thêm nhiều phân tử ROS, nhiều hơn cả khi không bôi kem chống nắng.

Nói một cách khác, khi ra nắng, không bôi kem bảo vệ, tia cực tím cũng kích thích sản xuất các phân tử có hại, nhưng với số lượng ít hơn so với khi hóa chất trong kem xuyên qua được lớp ngoài cùng của da để xuống sâu hơn.

Những phản ứng này sẽ giảm đi nếu ta bôi thêm lên da một lớp kem chống nắng mới. Lúc đó, tia cực tím sẽ bị chặn lại trên bề mặt da như lúc đầu, không thể thâm nhập vào lớp sâu hơn của biểu bì.

Kerry Hanson, chuyên gia nghiên cứu về Hóa tại Đại học California-Riverside (Mỹ), cùng các đồng nghiệp đưa ra kết luận trên sau khi tiến hành bôi kem chống nắng lên mô hình của mô da, ghi hình sự di chuyển của nó vào các lớp sâu hơn của da và tìm hiểu hậu quả của sự di chuyển này. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, ba thành phần “màng lọc” vẫn được sử dụng rộng rãi trong các loại kem chống nắng hiện nay (octylmethoxycinnamate, benzophenone-3 và octocrylene) đều làm tăng quá trình tổng hợp ROS nếu chúng tiếp xúc với tia cực tím ở những tầng thấp hơn của da. Như vậy, tác dụng xấu của ánh sáng mặt trời sẽ bị gia tăng sau khi kem đã được bôi quá lâu.

Bôi kem thế nào là đúng?

Ông Hanson nhận xét: “Kem chống nắng có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ da khỏi bị cháy nắng, nếu được sử dụng đúng cách. Điều này có nghĩa là nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số bảo vệ SPF cao và bôi đều trên da. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, nếu bôi quá ít, các màng lọc tia cực tím đã xuyên được vào trong biểu bì có thể gây hại nhiều hơn lợi”.

Theo các chuyên gia, hiện tại lời khuyên tốt nhất là nên sử dụng kem chống nắng và thường xuyên bôi lại những lớp kem mới. Quỹ Ung thư Da của Mỹ khuyến cáo bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ, nhất là nếu bạn ra mồ hôi nhiều hoặc vừa bơi.

Tác dụng phụ của kem chống nắng

Kem chống nắng ít có tác dụng phụ nhưng cũng có thể xảy ra các biểu hiện sau: Viêm da tiếp xúc: các thành phần kem chống nắng có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng. Vì vậy khi dùng kem chống nắng lần đầu tiên nên bôi thử một lượng nhỏ vào vùng mặt trong cẳng tay, chờ đến ngày hôm sau nếu không có biểu hiện ngứa, nổi mẩn đỏ thì có thể dùng được.

Sạm da: một số loại kem không phù hợp với da của bạn có thể làm sạm da. Tuy nhiên, tác dụng phụ này rất hiếm gặp.SPF là gì?SPF là 3 chữ cái viết tắt của từ tiếng Anh: Sun Protection Factor (yếu tố chống nắng). Các loại kem chống nắng khác nhau sẽ có chỉ số SPF khác nhau. Các loại kem chống nắng thường có SPF khoảng 15. SPF càng cao thì càng có khả năng bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời nhiều hơn.

Hiện nay trên thị trường có loại kem chống nắng với SPF 81. Tuy nhiên trong thực tế cũng không cần thiết phải sử dụng kem chống nắng có SPF cao đến thế. Thường chỉ cần dùng loại có SPF từ 15 - 30 nhưng đúng cách là được.


Khi dùng kem chống nắng cần tránh

Tránh nước: Khi dùng kem chống nắng mà lại tắm thì hiệu quả chống nắng sẽ giảm đi rất nhiều, thường là giảm một nửa tác dụng. Vì vậy sau khi tắm cần bôi lại kem chống nắng thì mới đạt hiệu quả như mong muốn. Tránh bôi vào niêm mạc: một số loại kem chống nắng có thể gây kích ứng nếu dính vào vùng niêm mạc như mắt, miệng...

Vì vậy nên tránh không bôi kem chống nắng vào các vùng này, tránh vận động thể lực nhiều: khi vận động thể lực nhiều, mồ hôi sẽ tiết ra làm trôi kem chống nắng. Không nên dùng kem chống nắng kết hợp với bôi các loại thuốc ngoài da khác. Đôi khi dùng chung các thuốc này có thể xảy ra hiện tượng tương tác thuốc gây ảnh hưởng tới da của bạn, thậm chí gây kích ứng, dị ứng. Không nên quá ỷ lại vào kem chống nắng: Mặc dù kem chống nắng rất có hiệu quả khi dùng đúng cách, tuy nhiên chúng ta cũng không nên quá ỷ lại vào việc mình đã dùng kem chống nắng.

Ngoài việc sử dụng kem chống nắng, bạn nên dùng các phương pháp bảo vệ đơn giản nhưng rất hiệu quả như đội mũ, mặc quần áo dài, che mặt khi đi ra ngoài trời nắng gắt, đặc biệt tránh đi vào khoảng thời gian từ 10 - 15 giờ. Để có làn da trắng luôn tươi trẻ và không bị tàn nhang, rám nắng, hãy bảo vệ làn da của bạn khỏi sự tổn hại bởi ánh nắng mặt trời

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý