Cách xử trí hiệu quả khi thí sinh bị ngất xỉu trong phòng thi

baybeface1 baybeface1 @baybeface1

Cách xử trí hiệu quả khi thí sinh bị ngất xỉu trong phòng thi

Mùa hè, thời tiết nắng nóng cùng cảm giác căng thẳng mùa thi cử khiến thí sinh có thể bị ngất xỉu, làm ảnh hưởng đến kết quả thi.

30/06/2015 03:38 PM
778

Năm nào cũng vậy, mùa thi cử diễn ra vào thời điểm nắng nóng khiến nhiều thí sinh bị đau đầu, thậm chí ngất xỉu và phải nhờ đến sự can thiệp của nhân viên tình nguyện, bác sĩ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi cử, thậm chí có thể khiến các sĩ tử “mất trắng” 12 năm đèn sách.

Chẳng hạn như trong đợt thi tốt nghiệp THPT năm 2014, một thí sinh ở hội đồng thi THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa đã bị ngất khi đang làm bài thi môn Hóa. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do thí sinh này bị mệt, cộng thêm điều kiện thời tiết quá nóng bức.

Tại Hội đồng thi trường THCS Ngô Quyền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội khoảng 7h sáng ngày 2/6, một thí sinh học sinh trường THPT Dân lập Đông Kinh bị đau đầu ngay trước giờ thi môn Văn. Thí sinh này đã phải nằm chờ trong phòng y tế của hội đồng thi.

Xử trí thế nào khi thí sinh bị ngất?

Bác sĩ Vũ Mai Hương, Bệnh viện Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh cho biết trên báo Kiến Thức, sở dĩ thí sinh bị ngất nhiều trong mùa thi là do căng thẳng thần kinh, mất ngủ, ăn uống không đầy đủ và thậm chí là bị say nắng.

   - Ảnh 1

Một thí sinh từng bị ngất xỉu và được đưa đi cấp cứu. Ảnh VnExpress.

Khi xuất hiện thí sinh bị ngất, biện pháp đầu tiên là phải đưa thí sinh ra chỗ thông thoáng, nới lỏng quần áo, giữ không gian cho bệnh nhân thở rồi làm các biện pháp sơ cứu. Trước hết là phải xoa bóp, kích thích lên cơ thể như giật tóc mai, tát vào má, đắp khăn ướt lên mặt, cho ngửi amoniac, giấm...; sơ cứu bằng cách bấm huyệt hoặc có thể dùng mẹo hay một số bài thuốc nam để giúp thí sinh bị ngất hồi tỉnh như gây hắt hơi,...

Liên quan đến vấn đề này, tin tức trên báo Sức khỏe và Đời sống cũng cho biết, trường hợp thí sinh bị ngất xỉu trong khi thi, nên nhanh chóng đưa các em tới chỗ thoáng mát, cởi nới bớt trang phục nếu quá chật gây chèn ép lồng ngực và đường hô hấp trên.

Thêm vào đó, có thể làm các động tác như lau mặt bằng nước lạnh, day nhân trung, cấu véo... để kích thích bệnh nhân tỉnh lại. Sau đó, cho các em uống nước mát, nước đường, sữa... và chuyển khám chuyên khoa tim mạch để loại trừ ngất do nhóm nguyên nhân này.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh...

Theo Khỏe và Đẹp, trong điều kiện nắng nóng, nhiệt độ có thể đạt xấp xỉ 40 độ C nên khi đi lại ngoài trời nắng, các bậc phụ huynh cần cho con em mình đội nón mũ rộng vành, mặc áo chống nắng, khẩu trang. Bên cạnh đó, cần uống nhiều nước để bổ sung lượng nước bị mất cho cơ thể, chống say nắng và say nóng.

Ths. BS Đinh Thị Kim Liên, nguyên giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết trên Infonet, để đảm bảo an toàn, các bậc phụ huynh nên hạn chế đưa con đi ăn ngoài.

Nếu buộc phải đi ăn ngoài thì nên chọn những quán ăn đảm bảo, sạch sẽ, đồ ăn tươi, không bị ôi thiu. Không nên ăn những món lạ, có thể gây dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm.

   - Ảnh 2

Các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý đến bữa ăn để đảm bảo sức khỏe cho con em mình. (Ảnh minh họa)

Cũng theo bác sĩ Liên, các món chế biến từ trứng (luộc, rán và kho), thịt luộc, kho và rán; gà luộc, gà rang, rau luộc, lạc rang muối… là những món ăn an toàn.

Chia sẻ trên báo Sức khỏe và Đời sống, TS.BS. Trần Thị Minh Hạnh cho biết, nếu ăn uống đã hợp lý nhưng lại thức quá khuya để học hoặc ngủ không đủ giấc thì não của các em luôn trong trạng thái bị kích thích liên tục sẽ càng làm tăng tiêu hao năng lượng và các chất dinh dưỡng nhưng hoạt động của não lại không hiệu quả.

Các em nên ngủ đủ khoảng 6 - 8 tiếng mỗi ngày và giấc ngủ phải có chất lượng. Nghĩa là, các em phải ngủ đủ sâu để não thư giãn hoàn toàn. Khi quá mệt mỏi thì các em nên đi ngủ ngay để rồi dậy sớm vào sáng hôm sau thì học sẽ hiệu quả hơn.

Thi Ân (T/h)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý