Cảm động người cha nhặt rác, nuôi con thành thạc sĩ

miss1 miss1 @miss1

Cảm động người cha nhặt rác, nuôi con thành thạc sĩ

(Làm Mẹ) Ông đã nuôi ba đứa con khôn lớn, trong đó, cô con út hiện giờ là thạc sĩ và là niềm tự hào của ông bằng nghề thu gom rác.

01/07/2014 07:44 AM
12,976

Bước vào căn nhà nhỏ thuê trong con hẻm sâu hun hút tại phường Thới An, quận 12, TP.HCM của vợ chồng ông Tống Văn Thơm (SN 1951), chúng tôi thật sự bất ngờ, bởi nó giống một vựa ve chai nhỏ nhưng lại có rất nhiều vật dụng hư hỏng được “nuôi sống” hoặc được tạo dựng thành một thứ mới có thể sử dụng. Dường như nhìn thấy sự bất ngờ trên khuôn mặt của khách, ông Thơm cười: “Ai vào đây cũng thế!”. Tay vừa cầm một chiếc catset được tái tạo bằng vỏ lon bia và lõi là những chiếc máy hỏng bị người ta vứt bỏ, cuộc đời ông được vẽ lại một cách ngắn gọn và đầy kỷ niệm.

Làm cha, gia đình, nuôi con

Người cha nuôi 3 con nhờ nhặt rác.

Ông Thơm sinh ra trong một gia đình nghèo tại tỉnh Bến Tre. Lúc nhỏ, ông quen với cảnh thiếu ăn, thiếu mặc. Đối với ông, cả tuần được ăn no lại là chuyện lạ. Cũng vì những tháng năm cơ cực này, ông mơ ước, khi lớn lên sẽ có cuộc sống sung túc, đầm ấm. Thế nhưng, đi học chỉ mới biết nhận dạng con chữ thì phải nghỉ vì không có tiền đóng học phí. Trong khi bạn bè mải vui với sách vở thì ông lại lang bạt ruộng đồng tìm cái tôm, cái tép phụ cha mẹ nuôi các em. “Đó là những tháng ngày tôi không thể nào quên”, đôi mắt ông rầu rầu.

Chưa tròn 15 tuổi, với ước mơ đổi đời, ông Thơm từ Bến Tre lên TP.HCM kiếm công việc. Đến bây giờ, ông cũng không còn nhớ mình từng trải qua bao nhiêu nghề. Điều đọng lại trong đầu và khiến ký ức luôn quý trọng là những tháng ngày làm việc với nghề đóng, sửa chữa tàu. Tuy nhiên, với dáng người nhỏ thó, sức khỏe yếu, nghề này trở nên quá nặng nhọc. Cuối cùng, ông đành từ bỏ.

Năm 1979, ông Thơm bén duyên với nghề thu gom rác. Ban đầu, ông ngại ngần, bởi, một người đàn ông lại phải nhặt nhạnh rác thối từ các gia đình. Ông cúi gầm mặt mỗi khi có người đi ngang. Ông che mặt khi bắt gặp ánh mắt người quen… Ông sợ mang tiếng là kẻ nhặt rác. Nhưng, điều ấy cũng không khiến ông buồn bằng nhiều người đi ngang là lấy tay bịt mũi, phun nước bọt, nói lời dè bĩu… Thời gian trôi, ông tự ngẫm: “Nghề nào cũng cao quý. Thu gom rác cũng là nghề đàng hoàng, không trộm cắp thì tại sao lại phải xấu hổ?”. Do đó, ông vượt qua mặc cảm với nghề.

Khi được hỏi, nghề thu gom rác lấy đi cái gì quý nhất? Ông Thơm rầu rĩ: “Đó là tuổi trẻ và sức khỏe”. Ông bảo, thu gom rác thải rất vất vả. Khi bước vào nghề, tuổi đời vẫn còn trẻ phải tiếp xúc, ngửi mùi rác thải khiến ông nhanh già. Không chỉ thế, bệnh tật cũng đến với ông nhiều hơn. Ban đầu, do tiếp xúc với những thứ thừa thải có nhiều chất độc khiến đôi tay lở loét. Ông được đồng nghiệp .

Ông Thơm lại cười tươi: “Mặc dù vậy, nghề này cũng cho tôi nhiều lắm. Tình người, tình bạn bè và đặc biệt là bà xã”. Lúc ông mới vào nghề, bà xã ông bây giờ cũng làm nghề thu gom rác. Những buổi trưa tụ họp, bữa cơm nguội với những câu chuyện không đầu không cuối khiến trái tim ông lỗi nhịp. Thế rồi, ông tìm cách tiếp cận bà bằng cách, lúc nhặt giúp mớ rác, lúc đầy giùm chiếc xe… Cứ thế, những cử chỉ nhẹ nhàng của ông được bà chấp nhận. Khi ông ngỏ lời, bà gật đầu khiến ông hạnh phúc vô cùng. Ông ngậm ngùi: “Mới đó mà đã hơn 30 năm, con cái cũng lớn hết rồi. Giờ, chỉ còn mỗi hai ông bà già ở nhà”.

Ông thương nhất là ba đứa con của mình. Khi các con còn nhỏ, đi học, luôn mặc cảm với nghề của cha mẹ. Mỗi lần bạn bè hỏi, các con chỉ dám nói cha mẹ làm ở sở vệ sinh. Tuy nhiên, các con chỉ giấu được thời gian đầu, về sau nghề nghiệp của cha mẹ cũng bị lộ. Thỉnh thoảng, các con lại hớt hải chạy về nhà, nước mắt nước mũi tèm lem khóc: “Bạn trêu con là con ông hốt rác”. Mỗi lần như thế, tim ông đau lắm. Dần dần, ông khuyên nhủ các con nhờ nghề hốt rác mới nuôi các con nên người. Thời gian trôi, các con cũng hiểu nên thương cha mẹ nhiều hơn.

“Con tôi giờ lớn hết rồi. Đứa con trai đã có vợ và làm nghề xây dựng, đang ở rể. Một đứa con gái đã lấy chồng và đang bán . Đứa con gái út khiến tôi tự hào nhất. Bỏ qua mặc cảm gia đình, nó đậu đại học rồi hoàn thành khóa học thạc sĩ. Để có tiền cho nó ăn học, tôi bán căn nhà tại quận 5 để về quận 12 thuê nhà sống hơn chục năm qua. Hiện nay, tiền thuê nhà, tiền điện nước trong nhà, nó là người phụ cấp”, ông cười mãn nguyện.

Làm cha, nuôi con, gia đình

Ông nhặt nhạnh những máy móc hư hỏng, đổi lại khiến chúng “sống” lại.

Im lặng trong thoáng chốc, ông lại quay trở lại với nghề của mình. Khi mới vào nghề thu gom rác, ông cũng không để ý nhiều đến những thứ mình thu gom. Về sau, ông tự ngẫm: “Nhiều thứ trong đống rác này nếu được xử lý, sửa chữa lại vẫn có thể tận dụng được”. Ban đầu, ông nhặt nhạnh những máy móc hư hỏng, về nhà tháo ra, tráo qua, đổi lại khiến chúng “sống” lại. Thế rồi, về sau, cứ như thói quen, thấy gì có thể tận dụng được là ông lại tha về nhà.

Ban đầu, vợ ông cũng phàn nàn vì nhà cứ như bãi rác. Riết rồi quen, thấy ông cứ về đến nhà là lại lần mò với những thứ ấy mà không rượu chè, cờ bạc thì bà cũng mừng. Không chỉ thế, những thứ ông tái chế có thể bán được, kiếm ít tiền nuôi các con nên về sau bà cũng phụ giúp chồng. Đưa tay chỉ vào đống đồ đang làm dở, ông bảo: “Tôi thu gom rác dân lập nên không có lương hưu. Cả năm nay rồi, sản phẩm từ tái chế rác thải tôi không bán. Tôi định để đó làm lương hưu khi không còn đi nhặt rác được nữa”.

Ông bảo, trong căn nhà thuê của mình có khoảng 2.000 sản phẩm được tái chế từ rác thải. Trong đó, nhiều nhất là thiết bị điện tử. Nhiều vật dụng trong nhà như chiếc quạt trần, bếp, ti vi, bàn ghế… gia đình đang sử dụng đều là đồ tái chế từ rác. Không chỉ thế, nhiều sản phẩm tái chế của ông được Tổ chức Hành động vì môi trường đưa đi triển lãm trong và ngoài nước. Nhờ đó, ông cũng được “đi ké” sản phẩm của mình nhiều nơi.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý