"Cảm thấy nhục nhã khi là giáo viên trường quốc tế!"

ez ez @ez

"Cảm thấy nhục nhã khi là giáo viên trường quốc tế!"

(Làm Mẹ) Em ơi, trường là trường quốc tế, nhưng phụ huynh, học sinh phần lớn vẫn là người Việt Nam, họ vẫn suy nghĩ theo kiểu truyền thống rằng “có học thêm có hơn!” một cô giáo đang dạy tại trường quốc tế kể.

07/07/2014 08:34 PM
27,218

Chào các bạn Phunutoday!

Mấy hôm nay, mình có theo dõi chủ đề trên báo Phunutoday. Mình nóng lòng muốn viết một cái gì đó, dù cu Tí nhà mình mới chỉ có 1,5 tuổi, tức là còn rất lâu nữa mới phải tính đến chuyện học hành và chọn trường.

Mình có một người chị họ và một người bạn thân hiện đang là giáo viên tại 2 trường tiểu học quốc tế nổi tiếng tại Hà Nội. Theo mình được biết, học sinh theo học những trường này, bố mẹ sẽ phải đóng một khoản học phí rất lớn, khoảng 10 - 15 triệu đồng/tháng. Thay vào đó, phụ huynh sẽ không phải mua từ cục tẩy, cây bút cho con. Phụ huynh cũng không phải lo lắng về chuyện học ngoại khóa bởi ở đây, con của họ sẽ được học bơi, học hát, học bóng rổ...

Nói thật, trước đây, mình cũng từng nghĩ, sau này cũng sẽ "cố sống cố chết" cho con mình vào học trường quốc tế. Bởi cứ ứng vào bản thân mình và thấy, mình sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, có thể nói là khá có điều kiện học hành và sinh hoạt ngoại khóa hơn các bạn ở tỉnh lẻ. Vậy nhưng, suốt thời học sinh, mình phải mài đít quần triền miền ở các lớp học thêm. Những buổi học ngoại khóa trong trường thì hầu như không có, hoặc có cũng rất chán. Bố mẹ mình phải tranh thủ cho mình đi học bơi, học vẽ vào dịp nghỉ hè. Vì thế, mình từng hâm mộ các trường quốc tế lắm.

Nhưng có 2 chuyện thế này, khiến mình thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận về trường quốc tế. Mình xin kể ra đây để các bạn cùng nhìn nhận nhé!

trường quốc tế

Mô tả ảnh.

1. Trường quốc tế vẫn học thêm như thường!

Một buổi tối, mình tới nhà Nam  - cô bạn thân dạy ở trường quốc tế để rủ đi shopping. Và mình thấy bạn mình đang dạy thêm học sinh ở nhà. Lúc đầu, mình nghĩ chắc là con cái của bạn bè gửi bạn mình kèm thêm. Sau hỏi ra mới biết, đó chính là những học sinh đang theo học ở trường quốc tế mà bạn mình làm chủ nhiệm.

Đợi thêm một lúc, mình thấy các phụ huynh đi ô tô đến đón con về. Có phụ huynh nọ xách tặng cô giáo một... mẩu sừng tê giác và hồ hởi nói cười: "Tôi mới đi công tác ở Nam Phi về, có chút quà tặng cô nhé!". Dĩ nhiên là bạn mình cũng vui vẻ nhận quà rồi.

Cô bạn mình kể: Những học sinh theo học tại các trường quốc tế gồm có học sinh ngoại quốc theo bố mẹ sang Việt Nam học tập và làm việc, học sinh lai (hoặc bố hoặc mẹ là người nước ngoài), nhưng phần lớn vẫn là học sinh Việt Nam con nhà giàu. 

Ở đây, các cô giáo hầu như không bao giờ được nhận "phong bì" của phụ huynh như cái lệ "bất hành văn" mỗi dịp lễ tết ở trường công lập, nhưng cô giáo thường xuyên được tặng những món quà giá trị như thế.

Đồng ý chuyện tặng quà, mình suy nghĩ một cách đơn giản rằng, có thể phụ huynh quý cô giáo thì tặng thôi. Nhưng mình vô cùng bất ngờ với chuyện học thêm. Thấy vậy, Nam tặc lưỡi bảo: Em ơi, trường là trường quốc tế, nhưng phụ huynh, học sinh phần lớn vẫn là người Việt Nam, họ vẫn suy nghĩ rất truyền thống rằng “có học thêm có hơn!”.

Vậy là mình hiểu, ở trường quốc tế, vỏ thì Tây nhưng ruột thì...Việt Nam.

trường quốc tế

Ai bảo học trường quốc tế, trẻ không phải học thêm?

2. Nghề giáo – nghề cao quý, sao lại trở nên nhục nhã ở trường quốc tế?

Vào dịp sinh nhật mình, chị họ mình có hứa đến dự tiệc nhưng đợi đến 20h30 vẫn không thấy chị đến. Khi gọi điện thì chị cho biết có việc, vẫn đang ở trường. Rồi chị về nhà lúc 22h với bộ dạng mặt mũi tái nhợt vì mệt mỏi và có điều gì đó sợ sệt. 

Hôm đó, trong giờ nghỉ, một bé trai trong lớp chị làm chủ nhiệm chạy chơi ngoài sân và bị ngã xuống sân gạch. Bé cũng không có gì nghiêm trọng lắm, ngoài một vài vết bầm tím trên trán và xây xước ngoài da ở chân và tay.

Thế nhưng, phụ huynh của bé kiên quyết bắt chị mình - cô giáo chủ nhiệm của bé phải làm bảng tường trình về sự việc. Họ yêu cầu chị cùng họ đưa bé đến chụp phim với lời đe dọa: Cháu có mệnh hệ gì, cô giáo và nhà trường phải chịu toàn bộ trách nhiệm!

Rồi họ "xẵng" những lời sặc mùi tiền bạc: "Mỗi tháng tôi đóng cho nhà trường 14 triệu đồng không phải là để các vị trông nom con tôi thế này!"

Chị gái mình : Suốt 7 năm trong nghề, đây là lần đầu tiên chị cảm thấy mình nhục nhã nhất. 

Mình tự hỏi, nghề giáo là nghề cao quý, cớ sao vì mùi của đồng tiền, nó lại khiến cho những người chèo đò cảm thấy nhục nhã? Chợt nghĩ, những đứa trẻ của những phụ huynh nhiều tiền ấy, được giáo dục trong một môi trường không gò bó như trường quốc tế, được thỏa thích thể hiện cái tôi, thì có còn giữ được tư tưởng "tôn sư trọng đạo" như học sinh Việt Nam? hay chỉ đặt đồng tiền cao hơn cô giáo như phụ huynh của chúng?

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý