Cảm xúc nghẹn ngào của nhà Báo Trần Đăng Tuấn nói về Tướng Giáp

scubi scubi @scubi

Cảm xúc nghẹn ngào của nhà Báo Trần Đăng Tuấn nói về Tướng Giáp

(GDVN) Không phải một lần, tại các buổi gặp, hàng ngàn cựu chiến binh, trong binh phục chỉnh tề của bậc Đại Tướng, Cụ nói như thể đang cùng với nhóm bạn già quanh bàn nước:Chúng ta hôm nay nhìn thấy nhau thế này là quý rồi: lời chia sẻ của nhà báo Trần Đăng Tuấn

10/10/2013 01:34 PM
22,504

Không chỉ là một vị tướng tài giỏi trong cách dùng binh, chiến lược, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn giống như một người cha  hết mực thương yêu, quan tâm đến cuộc sống của nhân dân.

Ngày 4/10 vừa qua, trước sự ra đi đột ngột, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại nỗi đau thương vô hạn trong trái tim người dân Việt Nam. Những câu chuyện nghẹn ngào cùng những vần thơ của hàng triệu con dân Đất Việt viết về Đại tướng ngày ngày vẫn được viết lên.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Là người may mắn từng được gặp Bác, Nhà Báo Trần Đăng Tuấn đã không khỏi xúc động khi viết lên những dòng tâm sự của mình với Đại tướng trên trang cá nhân. Những lời chia sẻ của nhà báo cũng đã vô tình đánh thức trái tim của nhiều người khiến họ nghẹn ngào rơi lệ.

"Không phải một lần, tại các buổi gặp, hàng ngàn cựu chiến binh, trong binh phục chỉnh tề của bậc Đại Tướng, Cụ nói như thể đang cùng với nhóm bạn già quanh bàn nước.

Viết đến đây, tôi lại nhớ chuyện vài người viết rằng Cụ không phải người hùng biện. Cụ có thể nói rất sắc sảo, khi cần. Nhưng Cụ đâu có cần thành người hùng biện. Các vị Đại Tướng thực thụ trong lịch sử ít khi giỏi khoa hùng biện. Họ nhường cho người khác cái tài này. 


Đằng sau và bên trong câu nói "Hôm nay nhìn thấy nhau là quý rồi" là những năm, những thập kỷ chinh chiến Cụ có bằng cả mấy đời Tướng cộng lại, là không kể được bao máu và cái chết, là bao khuôn mặt đồng đội già, trẻ.

Dẫu có gắng giữ gìn dè sẻn đến bao nhiêu, khó mà có chiến thắng bằng giá rẻ. Rồi thời bình, cũng dằng dặc những lúc nhục vinh, sống hay chết về tinh thần cách nhau gang tấc. Bạn hãy lặng yên nếu gặp Vị Tướng ngồi thiền.  Không có câu nói nào trĩu nặng hơn câu nói đó, câu nói thốt lên từ đôi môi run run của Người Lính Già tóc bạc hơn tuyết, và chỉ thốt lên mỗi khi gặp những người đồng đội còn lại sau chiến tranh và nay nguyên vẹn hình hài vào thời bình.

Lời chia sẻ nghẹn ngào của nhà báo Trần Đăng Tuấn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Có thể ít phút nữa thôi, đoàn chiến binh tóc bạc này khi bước vào nhà số 30, đứng trước Cụ, lại nghe thấy câu nói quen thuộc ấy : "Hôm nay nhìn thấy nhau thế này  là quý rồi": nhà báo bày tỏ.

Không những vậy, cách đó vài giờ đồng hồ nhà báo tiếp tục chia sẻ khi chứng kiến hàng nghìn người xếp hàng dài dưới thời tiết nắng gắt chỉ với ước muốn được vào thắp nén hương cho bác. Trên Trang cá nhân của mình nhà báo Trần Đăng Tuấn cho biết: "Trước cổng nhà số 30, sáng nay 9/10. Người tràn xuống lòng đường, chỗ xe cộ vẫn chạy qua. Những chiếc xe bus kềnh càng mà im lặng khẽ khàng lách người đi qua, như thể xe cũng đi nhẹ nói khẽ. Đám đông và sắc phục cảnh sát- có cả hai mà không gây âu lo, chỉ đầm ấm.

Nhà báo đã khiến nhiều người không kìm được cảm xúc khi đọc lời tâm sự


Hàng rào an ninh là những cánh tay mềm mại nữ sinh. Dọc hè phố là các bình nước miễn phí. Mọi người tự rẽ ra nhường lối cho trẻ em và người già. Xung quanh, cách vài dãy phố, nhiều tốp người nhìn biết chắc mới xuống bến tàu xe, vừa đi vừa hỏi thăm nhà Ông Giáp.

Anh Công an rảnh rỗi, xoa đầu bé mầm non vừa được cô giáo dắt vào viếng Cụ. Nhiều thanh niên cầm quạt giấy che và quạt cho các bậc sinh thành trong hàng người dài hàng cây số. Tất cả những điều ấy giản dị. Mọi cái hiếm hoi đều giản dị. Bạn hãy đến đây, để nhìn, để cảm nhận những điều tưởng đã không còn có nữa.


Lời chia sẻ bùi ngùi khi những người lính của chiến trường xưa từng đoàn từng tốp  một đến kính viếng Bác: "Đến viếng người lính già là những người lính không còn trẻ nữa. Đường hành quân lần này chỉ từ góc phố này tới góc phố kia. Một sáng thu Hà Nội nắng vàng và hoa cúc vàng. Nỗi xúc động khó nói lên lời bởi sự giao hoà hiếm hoi nơi nhân thế".


Đồng bảo trên cả nước, từ những nơi xa xôi hàng trăm cây số không quản nhọc nhằn vất vả, thậm chí có người còn tận dụng cả thời gian nghỉ trưa dưới thời tiết nắng oi ả để đợi xếp hàng vào giờ viếng Bác.

Đó thôi cũng cho thấy tình yêu thương và sự kính yêu của nhân dân với Bác như thế nào. Rồi những giọt nước mắt rơi không thể cầm lòng được đi đứng trước di ảnh Bác. Để rồi phải đối mặt với sự thật: " Người Anh cả của nhân dân Việt Nam - Bác đã mãi mãi  đi rồi sao?"

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý