Cảnh giác với suy dinh dưỡng ở trẻ em

miss1 miss1 @miss1

Cảnh giác với suy dinh dưỡng ở trẻ em

(Làm Mẹ) Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

24/02/2014 10:44 AM
3,448

Những nguyên nhân thường gặp của suy dinh dưỡng

Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con: trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn giặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít lần trong ngày, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh.

Trẻ biếng ăn. Có nhiều lý do như:

- Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Khi bệnh trẻ thường biếng ăn, những kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng vừa có tác động diệt vi trùng gây bệnh, vừa diệt bớt các vi khuẩn thường trú có lợi cho cơ thể tại đường ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng ăn và kém hấp thu.

- Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ.

- Cách chăm sóc trẻ không phù hợp (quá căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý).

Trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn.

Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,...

Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn: trẻ hoạt động quá nhiều, hoặc sống trong môi trường quá nóng, quá lạnh, làm tiêu hao năng lượng nhiều; hoặc trẻ bị bệnh nặng có nhu cầu các dưỡng chất cao mà không được cung cấp tăng cường.

Những dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng

- Không lên cân hoặc giảm cân

- Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo, lên cân chậm

- Biếng ăn, chậm mọc răng

- Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.

- Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu, chậm mọc răng, chậm biết đi, quấy khóc

- Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy, hay mắc các bệnh nhiễm trùng

- Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc. Hiện nay thể nặng rất hiếm gặp.

Ðể phát hiện sớm những biểu hiện này, cha mẹ cần

- Theo dõi sát chế độ ăn của trẻ: xem trẻ có ăn hết suất và đủ bữa không.

- Quan sát da, cơ, răng, tóc của trẻ xem có những thay đổi như trên đã trình bày.

- Quan sát sự phát triển vận động của trẻ xem có bình thường (lật, ngồi, đứng chựng, đi... có đúng với lứa tuổi).

- Thường xuyên đưa trẻ đến cơ quan y tế để cân, đo chiều cao mỗi 1-2 tháng, điều này giúp phát hiện nhanh chóng tình trạng chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao của trẻ.

- Xem trẻ có thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng không.

Việc điều trị đúng nguyên nhân và tích cực ngay từ đầu sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh, bắt kịp đà tăng trưởng với các trẻ cùng lứa tuổi.

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ dưới 5 tuổi:

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý