Câu chuyện Grab và Uber: Ông Dương Trung Quốc hỏi, Thủ tướng Xuân Phúc trả lời gì?

dinhhuong dinhhuong @dinhhuong

Câu chuyện Grab và Uber: Ông Dương Trung Quốc hỏi, Thủ tướng Xuân Phúc trả lời gì?

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc liên quan việc thử nghiệm phương thức kinh doanh chở khách của Grab và Uber.

22/07/2017 09:14 AM
168

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc liên quan việc thử nghiệm phương thức kinh doanh chở khách của Grab và Uber.

Thông tin trên TTXVN, trong văn bản nêu rõ, qua xem xét báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, sự phản ánh tích cực của các chuyên gia, của nhân dân và xu thế phát triển chung, Chính phủ đã đồng ý cho phép thí điểm áp dụng hợp đồng điện tử trong loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng. Thời gian thí điểm 2 năm (từ tháng 1/2016).

Thí điểm ứng dụng hợp đồng điện tử được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép áp dụng với tất cả các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng đối với xe dưới 9 chỗ và các đơn vị cung cấp dịch vụ ứng dụng khoa học công nghệ (hợp đồng điện tử) phối hợp với đơn vị vận tải.

Câu chuyện Grab và Uber: Ông Dương Trung Quốc hỏi, Thủ tướng Xuân Phúc trả lời gì? - Ảnh 1Phóng to

Như vậy, việc thí điểm này không dành riêng cho Grab hay Uber mà được thực hiện cho các đơn vị kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi có sự phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối hợp đồng điện tử.

Việc thí điểm thay hợp đồng giấy bằng hợp đồng điện tử là đúng với quy định của Luật giao dịch điện tử, qua đó đưa hoạt động kết nối dịch vụ vận tải dựa trên nền tảng công nghệ thông tin vào nề nếp, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người dân về thời gian và chi phí giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như đơn vị vận tải trong cung ứng dịch vụ vận chuyển của xe hợp đồng, thúc đẩy sự đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.

Báo Tuổi Trẻ thông tin, Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Việc thí điểm được ứng dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng (mặc dù theo quy định hiện tại thì ngoài doanh nghiệp, hợp tác xã còn có các hộ kinh doanh vận tải theo hợp đồng, tuy nhiên trong thí điểm đã hạn chế chỉ áp dụng đến phạm vi đối tượng là doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đây là đề xuất phù hợp để đánh giá các hiệu quả và bảo đảm được mục tiêu quản lý trong quá trình thí điểm) và các đơn vị cung cấp dịch vụ ứng dụng khoa học công nghệ.

Việc quản lý xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng được thực hiện trực tiếp tại cơ quan của tỉnh, thành phố (Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho phương tiện, cấp giấy phép kinh doanh cho đơn vị kinh doanh, phương tiện để được cấp phù hiệu phải đáp ứng đã lắp thiết bị giám sát hành trình) qua đó đảm bảo được sự giám sát, quản lý từ cơ sở.

Cho đến nay, không chỉ có Grab, Uber mà đã có 7 đơn vị của Việt Nam tham gia cung ứng dịch vụ tương tự như của Grab và Uber, trong đó có cả các hãng taxi lớn như Vinasun, Mai Linh.

Cụ thể là Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (V.Car), Công ty Cổ phần Vận tải 57 Hà Nội (Thanh Cong Car), Công ty Cổ phần Sun Taxi (S.Car), Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại và Du lịch quốc tế Ngôi Sao (Vic.Car), Công ty Cổ phần Hợp tác đầu tư và Phát triển (Home Car), Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh (M.car), Công ty TNHH thương mại và dịch Linh Trang (Taxi Long Biên; LB.car).

Câu chuyện Grab và Uber: Ông Dương Trung Quốc hỏi, Thủ tướng Xuân Phúc trả lời gì? - Ảnh 2Phóng to

Tính đến thời điểm này, Uber, Grab đã được chạy thử nghiệm ở Việt Nam 1,5 năm. (Ảnh: Dân trí)

Điều này cho thấy sự thay đổi tích cực trong các doanh nghiệp vận tải và công nghệ của Việt Nam khi Chính phủ cho phép thí điểm, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang không ngừng đổi mới, chủ động nghiên cứu tiếp cận và làm chủ các ứng dụng, cạnh tranh bình đẳng với các công ty nước ngoài.

Qua việc đang triển khai thí điểm cho thấy, chúng ta đã chủ động và hoàn toàn có thể phát triển bằng chính nội lực của các đơn vị vận tải cũng như các đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối vận tải trong nước.

Việc phát triển trong lĩnh vực vận tải đang được thực hiện bảo đảm sự ổn định, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát huy nội lực và làm chủ công nghệ, không lệ thuộc, trên cơ sở bình đẳng, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải đã được thành lập và kinh doanh vận tải theo quy định thông qua áp dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực vận tải.

Trước đó, trên báo Dân Trí đăng tải thông tin câu hỏi chất vấn bằng văn bản tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đại biểu Dương Trung Quốc đặt câu hỏi “Chính phủ sẽ cho thí điểm Uber, Grab đến bao giờ?”, “những hệ lụy ai cũng có thể nhìn thấy sẽ do ai chịu trách nhiệm?”.

Tổng hợp

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý