Cậu sinh viên tai nạn chấn thương sọ não may mắn gặp lương y có tấm lòng bồ tát cứu giúp mà qua hoạn nạn

daikieu daikieu @daikieu

Cậu sinh viên tai nạn chấn thương sọ não may mắn gặp lương y có tấm lòng bồ tát cứu giúp mà qua hoạn nạn

Cậu sinh viên năm thứ 2 Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tên là Lý Văn Ba, quê ở Phủ Thông (Bắc Kạn), đi xe máy lao vào cột điện, chấn thương sọ não đã được cứu.

10/07/2017 03:49 PM
362

Cậu sinh viên năm thứ 2 Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tên là Lý Văn Ba, quê ở Phủ Thông (Bắc Kạn), đi xe máy lao vào cột điện, chấn thương sọ não đã được cứu.

Cậu sinh viên bị chấn thương sọ não gặp được quý nhân

Năm 2000, cậu học trò năm thứ 2 Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tên là Lý Văn Ba, quê ở Phủ Thông (Bắc Kạn), đi xe máy lao vào cột điện, chấn thương sọ não. Nằm ở Bệnh viện Thái Nguyên một thời gian, thì bệnh viện chuyển xuống Việt Đức để mổ não. Tuy nhiên, gia đình còn chần chừ, vì không có tiền. Bác sĩ Cổ Thị Lái thấy hoàn cảnh khó khăn, gọi một lương y đến xem xét. Khi đó, Ba nói lảm nhảm, tay chân quờ quạng không định hướng được.

Thấy nhà Ba nghèo quá, vị lương y này tặng cho Ba lọ thuốc, rồi trực tiếp cho uống, hướng dẫn bà mẹ cho Ba uống hàng ngày. Uống thuốc lúc 9 giờ tối, đến 7 giờ sáng, bà mẹ cầm chiếc khăn mùi xoa đưa cho lương y bảo rằng, từ khi uống thuốc, những cục máu cứ đùn ra đằng mũi.

Vị lương y này biết rằng thuốc hấp thụ tốt, đẩy máu đông từ não ra đường mũi nên sẽ biến chuyển tốt. Hôm sau, lương y vào thăm, cậu sinh viên này ôm chầm lấy khóc. Sau đó, Ba uống thuốc đều, không phải mổ nữa, và thời gian ngắn sau thì nhập học bình thường.

Không chỉ Ba, mà nhiều người ở Thái Nguyên và các vùng khác đã được vị lương y này cứu giúp.

Tò mò về vị lương y đáng kính này, chúng tôi tìm hiểu về người đã có bài thuốc cứu Ba.

Đúng ngày mùng 1 âm lịch, chúng tôi tìm được số và liên lạc với lương y này. Chị là Nguyễn Quý Thanh.

Chị Nguyễn Quý Thanh sinh năm 1956, ở làng Mai Đình, nơi ông tổ Quý Thành 7 đời trước về sinh cư. Bố làm cách mạng. Năm 1957, khi mới 1 tuổi, Bác Hồ về thăm, bế bé Thanh trên tay, khen là đứa bé thông minh, nhưng sau này lận đận. Năm 1960, bố mẹ đi xây dựng kinh tế mới ở Thái Nguyên. Chị có tới 8 anh chị em. Năm 1965, bố mất,Thanh sớm phải tần tảo cùng mẹ gánh vác gia đình, nuôi dạy các em. Chục tuổi đầu, suốt ngày lăn lộn ngoài đồng mò cua bắt ốc. Năm 1980 đi học sư phạm, rồi làm giáo viên ở Đồng Hỷ. Lấy chồng, bữa đói bữa no, phải đi rừng lấy củi, bán lòng lợn nuôi con.

Năm 1990, khi đi xe đạp, một chiếc xe máy tông vào, chị ngã mạnh, chấn thương cột sống, bại liệt. Nhà nghèo, bệnh nặng, bệnh viện cho về, nằm liệt ở nhà chỉ nghĩa đến cái chết. Nghĩ không còn đi dạy học được nữa, chị bảo con cả mang chồng giáo án đến bên giường rồi châm lửa đốt. Chị tính, đốt hết giáo án, rồi buông xuôi. Bỗng nhiên, chị phát hiện thấy cuốn sách có tên: “Gia đạo truyền”, của bố chồng. Cuốn sách rất cổ, đã ố vàng, màu xỉn, dán bằng nhựa cây, các trang giấy đã mục giòn, chữ nhòe nhoẹt.

Đọc cuốn sách, nuốt từng lời. Thuộc làu bài thuốc chữa gãy xương, chị gọi chị dâu đến bên giường hỏi: “Chị thương em thì đi lấy thuốc giúp em”. Theo chỉ dẫn, người chị dâu đi lấy thuốc, rồi chế biến theo hướng dẫn trong sách, bó thuốc suốt từ cổ xuống chân. Cứ ngày thay thuốc, thay băng mấy lần. Điều kỳ diệu đã xảy ra, từ người nằm liệt, chị Thanh đã đứng dậy, tập đi, rồi khỏe lại bình thường, mang vác 60kg như mọi người.

13 năm trước, bố chồng chị Thanh bị tai biến mạch máu não, rồi qua đời. Trước khi chết, ông nắm tay con dâu bảo: “Con ơi, làm gì thì làm, nhưng không có gì bằng y đức con ạ!”. Câu nói và ánh mắt của bố chồng trước lúc chết khiến chị Thanh ám ảnh. Nhớ lại ngày ấy cùng việc tìm lại được quyển sách quý, chị bỏ nghề giáo, cứ đi khắp nơi hái thuốc, bó thuốc miễn phí cho những người gãy xương. Chị chữa bệnh nhưng không lấy tiền. Chữa khỏi bệnh thì người cho con gà, người cho cân gạo.

Cũng từ thời điểm đó, thế giới tâm linh huyền bí khai mở trong đầu chị. Hàng đêm, vừa nhắm mắt, thì người anh hy sinh trong kháng chiến chống Pháp cứ “hiện” về trong giấc mơ, dặn dò chị nên tìm học những bài thuốc của tổ tiên. Từ đó chị có quyết tâm đi học để có thêm kiến thức. Năm 2003, khi đã 50 tuổi chị có trong tay Chứng chỉ chuẩn hóa lương đa khoa do trường Đại học Y Dược Thái Nguyên cấp.

Cậu sinh viên tai nạn chấn thương sọ não may mắn gặp lương y có tấm lòng bồ tát cứu giúp mà qua hoạn nạn - Ảnh 1Phóng to

Gia phả dòng họ Nguyễn Quý

 Thi thoảng, có thời gian, vào ngày rằm, mùng 1, chị lại về quê tổ ở xã Mai Đình (Hiệp Hòa, Bắc Giang), thắp hương trên phần mộ tổ tiên, là Thái y Nguyễn Quý Thành, tổ đời thứ 7 của chị. Bên ngôi mộ cổ, chị tự hào kể về dòng họ mình.

Ông tổ đời thứ 10 dòng họ Nguyễn Quý, là cụ Nguyễn Thuần. Cụ Thuần quê ở Đức Trạch, Thường Tín, Hà Nội. Theo gia phả dòng họ, thì trước đó nhiều đời đã làm thuốc và đến đời cụ Thuần thì nổi trội. Tổng số dòng họ, có tới 20 vị được phong “Danh y bí dược”. Thế kỷ 17, quan Tổng trấn Kinh Bắc nằm liệt, chữa trị khắp nơi không khỏi. Các thầy lang khi đó khám chữa đều bảo ông bị thiên đầu thống.

Thế nhưng, cụ Thuần chẩn mạch, bảo bị trúng phong. Cụ điều trị, 7 ngày sau thì quan Tổng trấn đi lại được. Quan Tổng trấn dắt cụ vào kinh thành gặp vua kể lại sự tình kỳ lạ. Cụ Quý Thuần bảo, dùng bài thuốc An cung gia truyền cứu quan Tổng trấn. Vua nghe vậy, liền nói với cụ Thuần và các quan: “Khanh giữ phương (phương thuốc) này để cứu đời, truyền lại cho con cháu mai sau. Ta cấm các thượng khanh y lý mang làm của riêng mình. Nếu xâm phạm ta cho khanh tùy ý”.

Khi đó, hoàng hậu bị sa bàn tràng, cụ dùng ngải cứu điều trị khỏi. Vua quý mến, giữ lại trong triều, ban cho chữ Quý, để con cái sau này được phú quý. Theo gia phả, cụ Nguyễn Quý Thuần thọ tới 115 tuổi. Khi chết, vua thương xót, phong cho chức Thái y, nên trong gia phả ghi là Cố Thái y Nguyễn Quý Thuần. Ông được chôn ở ngoại thành Thăng Long, cánh đồng Ngô Sài, Từ Liêm.

Cụ Nguyễn Quý Thuần sinh ra Thái y Nguyễn Quý Khuê. Cụ Khuê cũng đã dùng bài thuốc An cung cứu Thái tử. Thái tử uống rượu nhiều, trúng gió, nằm liệt, uống thuốc của cụ Khuê bình phục hoàn toàn. Cụ Khuê cũng được tiến cử phục vụ vua. Chết an táng tại quê nhà Quất Động, Thường Tín

Cụ Khuê sinh được hai thầy lang nổi tiếng, là Nguyễn Quý Thành và Nguyễn Quý Sán. Cụ Thành là Thái y triều Lê và cụ Sán là Trưởng nội y. Cụ Sán lập ra chi ở Đông Anh, làm thuốc rất nổi tiếng. Cụ Thành lập ra chi ở Bắc Giang. Tuy nhiên, con cháu cụ Thành chỉ lác đác có người làm thuốc, không có ai nổi bật.

Cậu sinh viên tai nạn chấn thương sọ não may mắn gặp lương y có tấm lòng bồ tát cứu giúp mà qua hoạn nạn - Ảnh 2Phóng to

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tặng quà lưu niệm cho lương y Nguyễn Quý Thanh

Tin vào giấc mơ, chị tìm về Bắc Giang, nghiên cứu gia phả của gia tộc một cách tỷ mỉ. Từ tên các cây thuốc, gồm cả tên Hán Việt và tên dân tộc, rồi mô tả cây thuốc, chị về các vùng núi, cùng các thầy lang dân tộc nhanh chóng tìm ra. Những cây thuốc quý trong bài thuốc An cung diệu dược được chị tìm thấy đầu tiên ở Bắc Kạn, là cây mạy tèo, thiên trúc hoàng, sằn sá mộc…

Những loại cây này bám trên vách đá cheo leo. Củ sằn sá mộc to như quả dừa bám trên vách đá. Từ củ thuốc đó, một cái dây leo bằng ngón tay mọc ra. Dây leo mọc rễ, hút dinh dưỡng nuôi cái củ kỳ quặc đó. Người dân vùng cao gọi nó là sằn sá mộc, nhưng các ông lang gọi là ô rô núi ruột đỏ. Đây là những vị thảo dược chính trong bài thuốc An cung mà các Thái y dòng họ Nguyễn Quý sử dụng.

Cụ tổ Nguyễn Quý Thuần đặt tên bài thuốc chủ đạo làm nên tên tuổi dòng họ là An cung diệu dược nay là An cung trúc hoàn.

Vừa học thuốc từ những cuốn sách cổ của dòng họ, chị Thanh vừa bốc thuốc cứu người. Bài thuốc An cung trúc hoàn cứu được cả ngàn người tai biến mạch máu não qua cơn thập tử nhất sinh, khiến tên tuổi chị gây chú ý đến các nhà nghiên cứu, các y bác sĩ.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý