Cha mẹ đau đớn chứng kiến con trai 'sống không bằng chết'

thienlong thienlong @thienlong

Cha mẹ đau đớn chứng kiến con trai 'sống không bằng chết'

(ĐSPL) Một người mẹ đã phải đau đớn nói rằng “tốt hơn là Thiên Chúa sẽ mang cháu đi” khi cổ của con trai bà bị vẹo và gập xuống ngang vai mà không có cách chữa trị.

18/04/2015 09:01 PM
2,555

Cậu bé Mahendra Ahirwar ở Madhya Pradesh, Ấn Độ đã bị một căn bệnh vô cùng hiếm gặp là cổ bị uốn cong xuống ngang vai. Ngoài ra, xương sống của Ahirwar cũng yếu khiến cậu bé không thể đứng hoặc đi bộ được mà chỉ có thể ngồi. Cậu có thể bò trên mặt đất nhưng cần phải có người giúp đỡ khi ăn và khi vệ sinh.

 - Ảnh 1Phóng to

Bà Sumitra và con trai Mahendra.

Cha và mẹ của cậu bé là ông Mukesh Ahirwar, 40 tuổi và bà Sumitra Ahirwar, 35 tuổi, đều là những người lao động nghèo khó. Họ nói rằng đã tham khảo hơn 50 bác sĩ khắp Ấn Độ nhưng không ai có thể chẩn đoán tình trạng của cậu bé.

Bà Sumitra nói: “Tôi không muốn nhìn thấy thêm sự đau khổ của con tôi. Việc nhìn cuộc sống của nó khiến lòng tôi tan nát. Nó không thể tự làm bất cứ điều gì. Thằng bé chỉ ngồi trong góc phòng cả ngày. Như vậy là không có một cuộc sống đúng nghĩa”.

Người mẹ đau khổ nói thêm: “Tôi phải bế cháu như một đứa trẻ đi khắp nơi trong khi cháu đã 12 tuổi. Làm sao tôi có thể mang được nếu như cháu lớn thêm. Nếu các bác sĩ không thể điều trị cho con trai tôi, tốt hơn là Thiên Chúa sẽ mang cháu đi”.

 - Ảnh 2Phóng to

Mahendra cùng mẹ và các anh chị em mình.

Một điều gây sốc là người trong cộng đồng cho rằng tình trạng của Mahendra là do tội lỗi trong quá khứ của cha cậu – ông Mukesh. Họ tin rằng tình trạng khuyết tật của cậu con trai là do quả báo của người cha.

Trong khi đó, vợ chồng mông Mukesh cũng có hai con trai và một con gái khác khỏe mạnh từ độ tuổi 10 đến 16. Ông Mukesh cho biết: “Những người con khác của chúng tôi đều sinh ra bình thường không có vấn đề gì. Vì vậy chúng tôi không bao giờ nghĩ đến việc tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thực hiện siêu âm với Mahendra và cháu đã được sinh ra ở nhà giống như các anh chị em ruột của mình”.

Cổ của Mahendra bắt đầu có dấu hiệu bị tật khi cậu 6 tháng tuổi. Ông Mukesh nói: “Lúc đầu chúng tôi nghĩ rằng đó chỉ là cháu hơi yếu một chút và hy vọng theo thời gian mọi việc sẽ tốt đẹp nhưng đến lần sinh nhật thứ 3 của Mahendra, cậu bé vẫn không thể giữ cho đầu mình thẳng trên cổ”.

 - Ảnh 3Phóng to

Được biết ông Mukesh mỗi ngày chỉ kiếm được khoảng 200 RS (bằng khoảng 65.000đ tiền Việt) trên các công trường xây dựng. Ông đã vay mượn bạn bè và người thân để tìm cách chữa trị cho con trai mình. Tuy nhiên, từ 2 năm trước ông đã quyết định dừng việc khám chữa cho con trai vì ông nói: “Tôi đã đưa cháu đến tất cả các bệnh viện mà tôi có thể. Ngay cả bệnh viện hàng đầu Ấn Độ là Viện Y khoa toàn Ấn Độ ở New Delhi, sau khi điều trị 2 tuần ở đó, các bác sĩ ở đó cũng không thể trả lời cho chúng tôi rằng có thể điều trị được cho cháu hay không. Với một trái tim tan nát, chúng tôi trở về nhà và quyết định chăm sóc và cố gắng cho cháu một cuộc sống thoải mái nhất có thể”.

 - Ảnh 4Phóng to

Ông Mukesh nói thêm: “Mọi người nói những điều xấu về cháu và họ thường cười cợt. Đó thực sự là một nỗi đau của chúng tôi. Chúng tôi không thể chịu đựng được thái độ và sự phân biệt đối xử của mọi người. Họ nói rằng tôi đã phạm phải những tội lỗi kinh khủng và đây là lý do tại sao con trai tôi lại phải chịu đau khổ, điều đó là khủng khiếp”.

Mahendra đã không thể đi học nên bạn bè duy nhất của cậu chỉ là anh chị em ruột và anh chị em họ của mình. Tiến sĩ Shashidhar Tatavarthy chuyên về khoa Tai-Mũi-Họng của bệnh viện Artemis Delhi cho rằng Mahendra có thể đã mắc phải một chứng rối loạn cơ bắp.

 - Ảnh 5Phóng to

Ông Mukesh vẫn hy vọng một ngày nào đó có thể chữa khỏi bệnh cho con trai.

Ông Tatavarthy nói: “Đây là một trong những trường hợp hiếm nhất trong những trường hợp hiếm. Tình trạng của cậu bé có thể là do dị tật cột sống hoặc rối loạn cơ bắp nhưng nó chỉ có thể kết luận sau một cuộc điều tra kỹ lưỡng”.

Mukesh vẫn hy vọng vào một phép màu: “Nếu các bác sĩ có thể điều trị các trẻ sơ sinh bị khuyết tật nặng chẳng hạn như trẻ có hai đầu và mang lại cuộc sống cho họ thì tại sao con trai tôi lại không thể?”.

Ông cũng cho biết: “Tôi vẫn còn có rất nhiều hy vọng và ước mơ cho cháu. Tôi muốn nhìn thấy cháu đến trường và chơi với những đứa trẻ khác. Tôi muốn nhìn thấy cháu có một cuộc sống bình thường và tôi hy vọng ước mơ của tôi sẽ được hoàn thành trong một ngày gần đây”.

Xem thêm video: Cậu bé mắc bệnh lạ có bàn tay to như chân voi

Trần Long (Theo Daily Mail)

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý