Chiến sĩ Kho K97: Không ngon cơm nếu thiếu... súng, đạn

mesu mesu @mesu

Chiến sĩ Kho K97: Không ngon cơm nếu thiếu... súng, đạn

(Qu��c phòng) Bảo quản, sửa chữa các loại vũ khí, trang bị đảm bảo sẵn sàng cho huấn luyện, chiến đấu là nghề của cán bộ, chiến sĩ Đại đội Kho K97.

06/11/2014 04:32 PM
1,880

Dù nhiều lần đến với lính thợ Kho K97 (Phòng Kỹ thuật, Bộ CHQS tỉnh Bắc Kạn), nhưng lần nào cũng vậy, tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác lạnh người. Cách bố trí các kho cho thấy sự cẩn trọng được thiết lập ở mức cao nhất. Muốn vào các nhà kho, phải qua nhiều lớp cổng.

quan doi

Công việc hằng ngày của lính thợ Kho K97.

Trước các dãy nhà kho là những cột thu lôi chống sét dày đặc. Rồi những ụ đất sừng sững vững chãi như tấm lá chắn khổng lồ che chở các kho, trạm. Những ống nước chui mình sẵn sàng “nhả đạn” với giặc lửa… Trung úy Nguyễn Văn Tú, Đại đội trưởng giải thích ngắn gọn: “Chúng tôi xác định mọi người vào kho là “vào vị trí chiến đấu”, bởi chỉ một sai sót nhỏ sẽ không có cơ hội sửa chữa”.

Tại các nhà kho, trạm, cán bộ, nhân viên tập trung, chăm chút bảo dưỡng các chi tiết từng khẩu súng, quả đạn. Đó là công việc thường ngày của những người lính kho. Dường như hiểu được cảm xúc của tôi, trung úy Nguyễn Ngọc Hiến trấn an: “Những người làm nhiệm vụ này khi lần đầu tiếp xúc với môi trường, công việc ở đây cũng hồi hộp lắm, sau quen dần”.

Dẫn tôi tham quan kho súng, kho đạn các loại, để giúp tôi giảm... căng thẳng, trung úy Nguyễn Văn Tú thỉnh thoảng hài hước: “Công việc chúng tôi lúc nào cũng đối mặt với nguy hiểm. Nhưng ngày nào không vào kho để chạm vào súng, vào đạn là thấy nhớ”.

Chứng kiến cán bộ, chiến sỹ, nhân viên Kho làm nhiệm vụ trong thời tiết mưa nắng thất thường, tôi cảm nhận được phần nào sự gian khổ, nguy hiểm qua công việc thầm lặng của những người lính nơi đây. Tại các nhà kho, vũ khí, đạn dược sắp xếp ngăn nắp, đúng tiêu chuẩn, bảo đảm cho nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Hệ thống sổ sách, đăng ký, quản lý thống kê, chế độ kiểm kê, kiểm nghiệm đều được thực hiện đúng quy định.

Thượng úy Lèng Văn Sỹ, gần 20 năm gắn bó với Kho K97 cho hay đơn vị thường xuyên giáo dục cho cán bộ chiến sĩ tâm thế “vào kho là vào vị trí chiến đấu”, thực hiện nghiêm các quy trình công nghệ, quy định, quy tắc bảo quản, bảo dưỡng, sắp xếp, phân loại lô, liều vũ khí, đạn dược... kiên quyết không làm dối, làm ẩu.

Nghề “giữ lửa”

Vào các nhà kho, đi giữa những thùng vũ khí, tận tay chạm vào những quả đạn lạnh lẽo, chúng tôi hiểu vì sao những người lính coi kho nơi đây được ví là những người “giữ lửa”. Lửa ẩn trong những quả bom, viên đạn, lửa ủ trong những ngòi nổ, song lửa luôn được giữ yên lành bằng trái tim, khối óc, tinh thần trách nhiệm của những người lính trông kho. Mùa hè, họ lo thông gió bên trong, phát quang chống cháy bên ngoài. Mùa mưa, họ tất bật chống dột, ẩm mốc, mối mọt, củng cố hệ thống chống sét, thoát nước...

Làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại, phải thường xuyên tiếp xúc với vũ khí đạn dược, dầu mỡ, hóa chất, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động và cháy nổ cao nên yếu tố cẩn trọng, tỉ mỉ, độ chính xác cao luôn được những người lính giữ kho tuân thủ nghiêm ngặt.

“Đây là một trong những công việc vất vả, nguy hiểm nhất của người lính thời bình. Với nhiệm vụ này, chỉ cần sơ suất một chút thì không còn cơ hội rút kinh nghiệm. Chúng tôi không được phép để xảy ra sai sót, dù là nhỏ nhất”, Thượng úy Lèng Văn Sỹ nói.

Đến trước về sau

Mùa diễn tập, cán bộ, chiến sĩ phải lo đảm bảo vũ khí, súng, đạn. Nhưng có điều ít ai biết, nhiệm vụ nặng nề, nguy hiểm hơn là mỗi khi diễn tập, họ phải có mặt trước ở thao trường, bãi tập để tham gia bắn kỹ thuật trước khi đưa ra diễn tập bắn đạn thật. Phải kiểm tra kỹ hệ số kỹ thuật của tất cả các loại vũ khí, trang bị để đảm bảo cho cuộc diễn tập diễn ra an toàn tuyệt đối và đạt kết quả cao nhất.

Kết thúc diễn tập, anh em lại lo kiểm tra, thu hồi, bảo quản rồi vận chuyển về tuyến sau… Mỗi đợt diễn tập, những người lính Kho lúc nào cũng có mặt trước tiên nhưng lại ra về sau cùng.

Do đặc thù của công việc, tất cả cán bộ, nhân viên ở Kho K97 đều được đào tạo qua trường lớp và gắn bó lâu năm với công tác này. Thượng úy chuyên nghiệp Nguyễn Thống Nhất, 41 tuổi, có gần 20 năn với nghề bảo quản viên tâm sự: “Lính thợ chúng tôi ai nấy đều chung một suy nghĩ, làm công việc này thì mọi người đều xác định ngay từ đầu sẽ gắn bó cho đến lúc về hưu”.

vu khi

Tàu chiến Gepard 3.9 Việt Nam thăm 3 nước Đông Nam Á
Chiều 5/11, hai tàu hộ vệ tên lửa HQ-011 và HQ-012 đã rời Quân cảng Cam Ranh thực hiện chuyến thăm lần đầu tới Indonesia, Brunei, Philippines.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý